Từ 1/7/2025, hàng hóa, dịch vụ dưới 20 triệu phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt?
Từ 1/7/2025, hàng hóa, dịch vụ dưới 20 triệu phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt?
Hiện hành, tại khoản 2 Điều 12 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi 2013 về khấu trừ thuế GTGT đầu vào như sau:
Điều 12. Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
[....]
2. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào được quy định như sau:
a) Có hoá đơn giá trị gia tăng mua hàng hoá, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu;
b) Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ hàng hoá, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới hai mươi triệu đồng;
[....]
Tuy nhiên, căn cứ điểm b khoản 2 Điều 14 Luật Thuế Giá trị gia tăng 2024 quy định về khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào như sau:
Điều 14. Khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào
[.....]
2. Điều kiện khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào được quy định như sau:
a) Có hóa đơn giá trị gia tăng mua hàng hóa, dịch vụ hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng ở khâu nhập khẩu hoặc chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng thay cho phía nước ngoài quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 4 của Luật này. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chứng từ nộp thuế giá trị gia tăng thay cho phía nước ngoài;
b) Có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt đối với hàng hóa, dịch vụ mua vào, trừ một số trường hợp đặc thù theo quy định của Chính phủ;
[....]
Như vậy, theo quy định hiện hành, hàng hoá, dịch vụ mua từng lần có giá trị dưới 20 triệu đồng thì không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt để khấu trừ thuế GTGT.
Tuy nhiên, từ 1/7/2025 kể từ khi Luật Thuế Giá trị gia tăng 2024 có hiệu lực thi hành, thì các hàng hóa, dịch vụ mua vào đều phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ một số trường hợp đặc thù theo quy định của Chính phủ.
Chứng từ thanh toán qua ngân hàng để xem xét hoàn thuế, không thu thuế được quy định như thế nào?
Từ 1/7/2025, hàng hóa, dịch vụ dưới 20 triệu phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt? (Hình từ Internet)
08 hành vi bị nghiêm cấm trong khấu trừ, hoàn thuế GTGT từ 1/7/2025?
Căn cứ Điều 13 Luật Thuế Giá trị gia tăng 2024 có quy định cụ thể như sau:
Điều 13. Các hành vi bị nghiêm cấm trong khấu trừ, hoàn thuế
1. Mua, cho, bán, tổ chức quảng cáo, môi giới mua, bán hóa đơn.
2. Tạo lập giao dịch mua, bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không có thật hoặc giao dịch không đúng quy định của pháp luật.
3. Lập hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh, trừ trường hợp lập hóa đơn giao cho khách hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày thông báo tạm ngừng kinh doanh.
4. Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ theo quy định của Chính phủ.
5. Không chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử về cơ quan thuế theo quy định.
[....]
Như vậy, 08 hành vi bị nghiêm cấm trong khấu trừ, hoàn thuế GTGT từ 1/7/2025 bao gồm:
- Mua, cho, bán, tổ chức quảng cáo, môi giới mua, bán hóa đơn.
- Tạo lập giao dịch mua, bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không có thật hoặc giao dịch không đúng quy định của pháp luật.
- Lập hóa đơn bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ trong thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh, trừ trường hợp lập hóa đơn giao cho khách hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày thông báo tạm ngừng kinh doanh.
- Sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ theo quy định của Chính phủ.
- Không chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử về cơ quan thuế theo quy định.
- Làm sai lệch, sử dụng sai mục đích, truy cập trái phép, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ.
- Đưa, nhận, môi giới hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác liên quan đến hóa đơn, chứng từ để được khấu trừ thuế, hoàn thuế, chiếm đoạt tiền thuế, trốn thuế giá trị gia tăng.
- Thông đồng, bao che; móc nối giữa công chức quản lý thuế, cơ quan quản lý thuế và cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu, giữa các cơ sở kinh doanh, người nhập khẩu trong việc sử dụng hóa đơn, chứng từ không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn, chứng từ để được khấu trừ thuế, hoàn thuế, chiếm đoạt tiền thuế, trốn thuế giá trị gia tăng.
Hoạt động bán nợ có phải là đối tượng chịu thuế giá trị gia tăng không?
Căn cứ điểm đ khoản 9 Điều 5 Luật Thuế Giá trị gia tăng 2024 quy định về đối tượng không chịu thuế gồm:
Điều 5. Đối tượng không chịu thuế
[....]
9. Các dịch vụ tài chính, ngân hàng, kinh doanh chứng khoán, thương mại sau đây:
[....]
đ) Bán nợ bao gồm bán khoản phải trả và khoản phải thu;
e) Kinh doanh ngoại tệ;
[....]
Như vậy, hoạt động bán nợ bao gồm bán khoản phải trả và khoản phải thu là đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng theo quy định của pháp luật.
Lưu ý: Luật Thuế Giá trị gia tăng 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/7/2025, trừ trường hợp quy định về mức doanh thu của hộ, cá nhân sản xuất, kinh doanh thuộc đối tượng không chịu thuế tại khoản 25 Điều 5 và Điều 17 Luật Thuế Giá trị gia tăng 2024 có hiệu lực thi hành từ 1/1/2026.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Định hướng sắp xếp các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh, cấp huyện theo Công văn 24?
- Mẫu biên bản vụ cháy theo Thông tư 88 từ 15/01/2025?
- Quy định về thuế môn bài hộ kinh doanh mới thành lập? Hộ kinh doanh mới thành lập có phải nộp tờ khai lệ phí môn bài không?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Bến Tre?
- Các trường hợp ngừng, giảm mức cung cấp điện đối với khách hàng sử dụng điện từ 01/02/2025?