Hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động đối với phương tiện giao thông thông minh gồm những giấy tờ gì?
Phương tiện giao thông thông minh là gì?
Căn cứ theo khoản 4 Điều 34 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 quy định về phân loại phương tiện giao thông đường bộ như sau:
Điều 34. Phân loại phương tiện giao thông đường bộ
[...]
4. Phương tiện giao thông thông minh là xe cơ giới cho phép tự động hóa một phần hoặc toàn bộ hoạt động điều khiển phương tiện, xác định lộ trình và xử lý tình huống khi tham gia giao thông đường bộ.
5. Xe tương tự các loại xe cơ giới, xe thô sơ được quản lý, sử dụng theo quy định đối với loại xe cơ giới, xe thô sơ đó.
6. Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải quy định chi tiết Điều này; quy định dấu hiệu nhận biết xe cơ giới sử dụng năng lượng sạch, năng lượng xanh, thân thiện môi trường.
Theo đó, phương tiện giao thông thông minh là xe cơ giới cho phép tự động hóa một phần hoặc toàn bộ hoạt động điều khiển phương tiện, xác định lộ trình và xử lý tình huống khi tham gia giao thông đường bộ.
Hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động đối với phương tiện giao thông thông minh gồm những giấy tờ gì? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động đối với phương tiện giao thông thông minh gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 25 Nghị định 151/2024/NĐ-CP quy định về cấp phép hoạt động đối với phương tiện giao thông thông minh như sau:
Điều 25. Cấp phép hoạt động đối với phương tiện giao thông thông minh
1. Phương tiện giao thông thông minh là xe cơ giới quy định tại khoản 4 Điều 34 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ.
Việc phân loại phương tiện giao thông thông minh cho phép tự động hóa một phần hoặc toàn bộ, chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường đối với phương tiện giao thông thông minh thực hiện theo quy định của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải.
2. Hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động bao gồm:
a) Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động theo Mẫu số 03a Phụ lục III kèm theo Nghị định này;
b) Chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định.
[...]
Theo đó, hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động đối với phương tiện giao thông thông minh gồm những giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép hoạt động đối với phương tiện giao thông thông minh.
- Chứng nhận chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường theo quy định.
Trình tự, thủ tục cấp phép hoạt động đối với phương tiện giao thông thông minh như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 25 Nghị định 151/2024/NĐ-CP quy định về cấp phép hoạt động đối với phương tiện giao thông thông minh như sau:
Điều 25. Cấp phép hoạt động đối với phương tiện giao thông thông minh
[...]
3. Trình tự, thủ tục cấp phép hoạt động:
a) Cơ quan, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu phương tiện chuẩn bị 01 bộ hồ sơ quy định tại khoản 2 Điều này và nộp cho cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động thông qua một trong các hình thức sau: nộp trực tuyến tại Cổng dịch vụ công; qua dịch vụ bưu chính; nộp trực tiếp;
b) Cơ quan cấp phép hoạt động có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tra cứu dữ liệu đăng ký xe trên hệ thống đăng ký, quản lý xe và đối chiếu với thông tin trong đơn đề nghị của chủ sở hữu; trường hợp hồ sơ hợp lệ thì cấp giấy phép hoạt động theo Mẫu số 03b Phụ lục III kèm theo Nghị định này. Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;
c) Giấy phép hoạt động phương tiện giao thông thông minh bị hư hỏng thì được đổi, bị mất được cấp lại.
Chủ sở hữu phương tiện hoặc người được ủy quyền theo quy định của pháp luật có đơn đề nghị đổi, cấp lại giấy phép hoạt động theo Mẫu số 03 a Phụ lục III kèm theo Nghị định này gửi cơ quan có thẩm quyền đã cấp giấy phép trước đó thông qua một trong các hình thức quy định tại điểm a khoản này đề nghị đổi, cấp lại. Trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đơn đề nghị, cơ quan có thẩm quyền xem xét đổi, cấp lại giấy phép hoạt động; trường hợp không đủ điều kiện đổi, cấp lại thì có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
[...]
Theo đó, trình tự, thủ tục cấp phép hoạt động đối với phương tiện giao thông thông minh như sau:
Bước 1: Cơ quan, tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu phương tiện chuẩn bị 01 bộ hồ sơ đề nghị cấp phép hoạt động đối với phương tiện giao thông thông minh
Bước 2: Nộp cho cơ quan có thẩm quyền cấp phép hoạt động thông qua một trong các hình thức sau: nộp trực tuyến tại Cổng dịch vụ công; qua dịch vụ bưu chính; nộp trực tiếp;
Bước 3: Cơ quan cấp phép hoạt động có trách nhiệm tiếp nhận, kiểm tra hồ sơ.
Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan có thẩm quyền tiến hành tra cứu dữ liệu đăng ký xe trên hệ thống đăng ký, quản lý xe và đối chiếu với thông tin trong đơn đề nghị của chủ sở hữu;
Trường hợp hồ sơ hợp lệ thì cấp giấy phép hoạt động đối với phương tiện giao thông thông minh
Trường hợp hồ sơ không đủ điều kiện thì có văn bản trả lời, nêu rõ lý do.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trường hợp giá dịch vụ thoát nước do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thấp hơn mức giá đã được tính đúng thì xử lý thế nào?
- Từ 1/1/2025, trường hợp nào được phép vượt xe bên phải mà không phạm luật?
- Căn cứ xác định giá gói thầu là gì? Giá gói thầu cập nhật trong thời gian nào?
- Từ 01/01/2025, hồ sơ cấp Chứng chỉ hành nghề đấu giá gồm những giấy tờ gì?
- Giấy thông hành là gì? Giấy thông hành biên giới Việt Nam Lào sẽ được cấp cho những ai?