Hướng dẫn cập nhật sinh trắc học ngân hàng qua VNeID, không cần NFC chi tiết?
Hướng dẫn cập nhật sinh trắc học ngân hàng qua VNeID, không cần NFC chi tiết?
Hiện nay, đã có một số ngân hàng triển khai xác thực sinh trắc học bằng VNeID.
Dưới đây là các bước cập nhật thông tin sinh trắc học qua ứng dụng VNeID, mà không cần đến việc quét NFC trên CCCD:
Bước 1: Truy cập ứng dụng ngân hàng
- Mở ứng dụng ngân hàng trên điện thoại.
- Tìm đến mục “Cập nhật sinh trắc học ngân hàng.”
- Chọn “Tài khoản định danh điện tử VNeID.”
Bước 2: Cập nhật thông tin cá nhân
- Tiến hành chụp ảnh hai mặt của CCCD gắn chip và khuôn mặt của bạn.
- Sau đó, màn hình sẽ hiển thị mục "Đăng ký thông tin cá nhân." Hãy tích vào ô “Đồng ý” và nhấn “Tiếp tục.”
- Màn hình sẽ hiển thị thông báo về việc chia sẻ thông tin sang ứng dụng VNeID, bạn nhấn "Đồng ý" để tiếp tục.
Bước 3: Xác nhận mã OTP
- Nhập mã OTP được gửi về điện thoại và xác nhận thông tin cá nhân của bạn.
- Sau khi hoàn thành, màn hình sẽ thông báo rằng bạn đã đăng ký thành công thông tin sinh trắc học mà không cần sử dụng NFC.
* Hướng dẫn trên đây áp dụng cho việc xác thực sinh trắc học bằng VNeID tại Vietcombank. Các ngân hàng khác thường có quy trình tương tự, bạn hãy làm theo hướng dẫn chi tiết trên ứng dụng của từng ngân hàng.
Hướng dẫn cập nhật sinh trắc học ngân hàng qua VNeID, không cần NFC chi tiết? (Hình từ Internet)
Mở tài khoản ngân hàng online phải xác thực sinh trắc học không?
Căn cứ theo Điều 16 Thông tư 17/2024/TT-NHNN quy định về việc mở tài khoản ngân hàng online cụ thể như sau:
Điều 16. Mở tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử
1. Ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài ban hành quy định nội bộ về quy trình, thủ tục mở tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử phù hợp với quy định tại Thông tư này, pháp luật về phòng, chống rửa tiền, giao dịch điện tử, bảo vệ dữ liệu cá nhân, đảm bảo an toàn, bảo mật và bao gồm tối thiểu các bước như sau:
a) Thu thập các tài liệu, thông tin, dữ liệu để xác minh thông tin nhận biết khách hàng theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 12 Thông tư này và:
(i) Thông tin sinh trắc học của chủ tài khoản đối với khách hàng là cá nhân;
(ii) Thông tin sinh trắc học của người đại diện hợp pháp đối với khách hàng là tổ chức;
b) Kiểm tra tính hợp pháp, hợp lệ của các tài liệu, thông tin, dữ liệu xác minh thông tin nhận biết khách hàng và phải thực hiện đối chiếu khớp đúng thông tin sinh trắc học của chủ tài khoản thanh toán (đối với khách hàng là cá nhân), người đại diện hợp pháp (đối với khách hàng là tổ chức) với:
(i) Dữ liệu sinh trắc học được lưu trong bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa của thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước đã được xác thực chính xác là do cơ quan Công an cấp hoặc thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử của người đó do Hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập; hoặc
(ii) Dữ liệu sinh trắc học đã được thu thập và kiểm tra (đảm bảo sự khớp đúng giữa dữ liệu sinh trắc học của người đó với dữ liệu sinh trắc học trong bộ phận lưu trữ thông tin được mã hóa của thẻ căn cước công dân hoặc thẻ căn cước đã được xác thực chính xác là do cơ quan Công an cấp hoặc với dữ liệu sinh trắc học của người đó thông qua xác thực tài khoản định danh điện tử do Hệ thống định danh và xác thực điện tử tạo lập);
c) Hiển thị cảnh báo cho khách hàng về các hành vi không được thực hiện khi mở và sử dụng tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử và có giải pháp kỹ thuật xác nhận đảm bảo việc khách hàng đã đọc đầy đủ các nội dung cảnh báo;
d) Cung cấp cho khách hàng nội dung thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán theo quy định tại Điều 13 Thông tư này và xác nhận sự chấp thuận của khách hàng đối với thỏa thuận mở và sử dụng tài khoản thanh toán theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;
đ) Thông báo cho khách hàng về số hiệu, tên tài khoản thanh toán, hạn mức giao dịch qua tài khoản thanh toán và ngày bắt đầu hoạt động của tài khoản thanh toán.
[....]
Như vậy, khi mở tài khoản ngân hàng online phải xác thực thông tin sinh trắc học của chủ tài khoản đối với khách hàng là cá nhân hoặc của người đại diện hợp pháp đối với khách hàng là tổ chức theo quy định của pháp luật.
Việc mở tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử không áp dụng đối với trường hợp nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 16 Thông tư 17/2024/TT-NHNN quy định về việc mở tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử như sau:
Điều 16. Mở tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử
[.....]
3. Việc mở tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử không áp dụng đối với các trường hợp sau:
a) Tài khoản thanh toán chung;
b) Tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ;
c) Khách hàng cá nhân theo quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 11 Thông tư này, khách hàng cá nhân là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.
Như vậy, việc mở tài khoản thanh toán bằng phương tiện điện tử không áp dụng đối với các trường hợp sau:
- Tài khoản thanh toán chung;
- Tài khoản thanh toán bằng ngoại tệ;
- Khách hàng cá nhân theo quy định tại điểm b, c khoản 1 Điều 11 Thông tư 17/2024/TT-NHNN, khách hàng cá nhân là người từ đủ 15 tuổi đến chưa đủ 18 tuổi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tài khoản định danh điện tử có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Vòng sơ khảo cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đề thi cuối kì 1 Hóa 11 Chân trời sáng tạo có đáp án năm học 2024 - 2025?
- Quyết định 39/2024 sửa đổi bảng giá đất tỉnh Kiên Giang từ ngày 22/12/2024?
- Từ 31/1/2025, cho phép các trường phổ thông được xây cao đến 05 tầng?
- Mẫu kịch bản Year End Party mới nhất 2025? Người lao động nghỉ tết nguyên đán 2025 bao nhiêu ngày?