Người điều khiển xe đạp điện tham gia giao thông đường bộ phải đủ bao nhiêu tuổi?
Người điều khiển xe đạp điện tham gia giao thông đường bộ phải đủ bao nhiêu tuổi?
Căn cứ QCVN 68:2013/BGTVT được bổ sung bởi Mục 2, 3 Quy chuẩn ban hành kèm theo Điều 1 Thông tư 66/2015/TT-BGTVT quy định như sau:
1.3. Giải thích từ ngữ
1.3.1. Xe đạp điện - Electric bicydes hoặc E-bike (sau đây gọi là Xe): là xe đạp hai bánh, được vận hành bằng động cơ điện hoặc được vận hành bằng cơ cấu đạp chân có trợ lực từ động cơ điện, có công suất động cơ lớn nhất không lớn hơn 250 W, có vận tốc thiết kế lớn nhất (khi vận hành bằng động cơ điện) không lớn hơn 25 km/h và có khối lượng bản thân (bao gồm cả ắc quy) không lớn hơn 40 kg.
[...]
Căn cứ Điều 3 QCVN 41:2016/BGTVT quy định như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Quy chuẩn này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
[...]
3.41. Xe thô sơ gồm xe đạp (kể cả xe đạp máy, xe đạp điện), xe xích lô, xe súc vật kéo, xe lăn dùng cho người khuyết tật và các loại xe tương tự không sử dụng động cơ gây ra sức kéo.
3.42. Xe đạp là phương tiện có hai bánh xe hoặc ba bánh và di chuyển được bằng sức người đạp hoặc bằng tay quay, kể cả xe chuyên dùng của người tàn tật có tính năng tương tự.
[...]
Ngoài ra, theo Luật Giao thông đường bộ 2008 (có hiệu lực đến 31/12/2024), Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 (có hiệu lực từ 01/01/2025), Nghị định 100/2019/NĐ-CP không có quy định về độ tuổi được điều khiển xe đạp điện, cũng như không có quy định về mức xử phạt đi xe đạp điện không đủ tuổi.
Như vậy, theo quy định hiện hành chỉ có quy định xe máy điện thì yêu cầu người điều khiển phải từ đủ 16 tuổi trở lên, đối với xe đạp điện thì không có quy định về độ tuổi.
Như vậy, theo quy định hiện hành chỉ có quy định xe máy điện thì yêu cầu người điều khiển phải từ đủ 16 tuổi trở lên, đối với xe đạp điện thì không có quy định về độ tuổi.
Tuy nhiên, người điều khiển xe đạp điện cần có sức khỏe bảo đảm điều khiển xe an toàn, hiểu biết quy tắc giao thông đường bộ theo Điều 63 Luật Giao thông đường bộ 2008.
Người điều khiển xe đạp điện tham gia giao thông đường bộ phải đủ bao nhiêu tuổi? (Hình từ Internet)
Người điều khiển xe đạp điện đi dàn hàng ngang trên đường bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo điểm g khoản 1 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 8. Xử phạt người điều khiển xe đạp, xe đạp máy (kể cả xe đạp điện), người điều khiển xe thô sơ khác vi phạm quy tắc giao thông đường bộ
1. Phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người điều khiển xe thực hiện một trong các hành vi vi phạm sau đây:
a) Không đi bên phải theo chiều đi của mình, đi không đúng phần đường quy định;
b) Dừng xe đột ngột; chuyển hướng không báo hiệu trước;
c) Không chấp hành hiệu lệnh hoặc chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm đ khoản 2, điểm c khoản 3 Điều này;
d) Vượt bên phải trong các trường hợp không được phép;
đ) Dừng xe, đỗ xe trên phần đường xe chạy ở đoạn đường ngoài đô thị nơi có lề đường;
e) Chạy trong hầm đường bộ không có đèn hoặc vật phát sáng báo hiệu; dừng xe, đỗ xe trong hầm đường bộ không đúng nơi quy định; quay đầu xe trong hầm đường bộ;
g) Điều khiển xe đạp, xe đạp máy đi dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên, xe thô sơ khác đi dàn hàng ngang từ 02 xe trở lên;
[...]
Theo đó, người chạy xe đạp điện có hành vi đi dàn hàng ngang trên đường từ 03 xe trở lên sẽ bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng.
Người điều khiển xe đạp điện vi phạm nồng độ cồn bị phạt bao nhiêu tiền?
Theo quy định tại điểm q khoản 1, điểm e khoản 3 Điều 8 Nghị định 100/2019/NĐ- CP được sửa đổi, bổ sung bởi điểm k khoản 34, khoản 6 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP quy định mức phạt đối với người đi xe đạp điện vi phạm nồng độ cồn như sau:
- Bị phạt tiền từ 80.000 đồng đến 100.000 đồng đối với người đi xe đạp điện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn nhưng chưa vượt quá 50 miligam/100 mililít máu hoặc chưa vượt quá 0,25 miligam/1 lít khí thở.
- Bị phạt tiền từ 300.000 đồng đến 400.000 đồng đối với người đi xe đạp điện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 50 miligam đến 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,25 miligam đến 0,4 miligam/1 lít khí thở.
- Bị phạt tiền từ 400.000 đồng đến 600.000 đồng đối với người đi xe đạp điện mà trong máu hoặc hơi thở có nồng độ cồn vượt quá 80 miligam/100 mililít máu hoặc vượt quá 0,4 miligam/1 lít khí thở.
Ngoài ra, căn cứ theo điểm d khoản 1 Điều 82 Nghị định 100/2019/NĐ- CP được sửa đổi bởi điểm a khoản 32 Điều 2 Nghị định 123/2021/NĐ-CP, để ngăn chặn ngay vi phạm hành chính, người có thẩm quyền xử phạt còn có thể tạm giữ xe đạp điện của người vi phạm nồng độ cồn tối đa đến 7 ngày, trước khi ra quyết định xử phạt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cách xác thực sinh trắc học trên MoMo để tránh bị ngừng giao dịch từ 2025?
- 056 là mã căn cước tỉnh nào trên thẻ Căn cước?
- Lịch vạn niên 2025 - Lịch âm 2025: Chi tiết, đầy đủ nhất cả năm 2025? Tết Âm lịch 2025 rơi vào thứ mấy trong tuần?
- Theo Luật Bảo vệ môi trường 2020 chất thải rắn sinh hoạt được phân thành mấy loại?
- Mẫu biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ theo Thông tư 72 từ 01/01/2025?