Mẫu biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ theo Thông tư 72 từ 01/01/2025?
Mẫu biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ theo Thông tư 72 từ 01/01/2025?
Căn cứ theo Mẫu số 06/TNĐB ban hành theo Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định như sau:
Dưới đây là Mẫu biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ:
Tải về Mẫu biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ:
Mẫu biên bản khám nghiệm hiện trường vụ tai nạn giao thông đường bộ theo Thông tư 72 từ 01/01/2025? (Hình từ Internet)
Khám nghiệm phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ được thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo Điều 9 Thông tư 72/2024/TT-BCA quy định về khám nghiệm phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ được thực hiện như sau:
(1) Thành phần tham gia khám nghiệm thực hiện theo điểm c khoản 3 Điều 8 Thông tư 72/2024/TT-BCA.
(2) Các phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ phải được tiến hành khám nghiệm và lập Biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ theo Mẫu số 09/TNĐB ban hành kèm theo Thông tư 72/2024/TT-BCA tại hiện trường hoặc nơi tạm giữ phương tiện ngay sau khi kết thúc khám nghiệm hiện trường.
Nếu có nhiều phương tiện giao thông thì tiến hành khám nghiệm lần lượt từng phương tiện giao thông, mỗi phương tiện lập 01 Biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ.
(3) Kiểm tra toàn bộ giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ của phương tiện giao thông có liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ như:
- Giấy phép lái xe,
- Giấy tờ tùy thân (nếu có),
- Đăng ký xe (đối chiếu với biển số, số khung, số máy),
- Giấy chứng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường (đối với loại phương tiện quy định phải có),
- Giấy chứng nhận bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới,
- Các loại giấy tờ có liên quan đến điều kiện kinh doanh vận tải của phương tiện và hàng hóa vận chuyển trên phương tiện (nếu có).
Đối với trường hợp các giấy tờ có liên quan đến người và phương tiện giao thông đã được tích hợp trong căn cước điện tử, tài khoản định danh điện tử trên Ứng dụng định danh quốc gia thì Cảnh sát giao thông thực hiện việc kiểm tra giấy tờ trên môi trường điện tử.
(4) Khám nghiệm ô tô, xe máy chuyên dùng và các loại xe tương tự được tiến hành:
- Từ bên ngoài vào bên trong, từ trước ra sau, từ phải sang trái, từ trên xuống dưới kể cả gầm xe;
- Đặt thước tỉ lệ và chụp ảnh, quay camera (nếu có).
- Kiểm tra hệ thống lái, hệ thống phanh, hệ thống treo, côn, ga, số, đồng hồ, đèn, còi, gương, gạt nước, thiết bị lưu trữ dữ liệu hoạt động của động cơ, hệ thống an toàn của phương tiện và các trang thiết bị khác của phương tiện theo các nội dung kiểm định an toàn kỹ thuật của xe cơ giới đường bộ; hàng hoá đồ vật chở trên phương tiện.
(5) Khám nghiệm xe mô tô, xe máy, xe thô sơ được tiến hành bên ngoài xe, từ trước ra sau, từ phải sang trái, từ trên xuống dưới; đặt thước tỉ lệ và chụp ảnh, quay camera (nếu có). Kiểm tra hệ thống phanh, côn, ga, số, đồng hồ, đèn, còi, gương và các trang thiết bị khác của phương tiện (nếu có).
(6) Biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan đến vụ tai nạn giao thông đường bộ phải ghi cụ thể: giấy tờ, đặc điểm phương tiện; mô tả các dấu vết; ghi nhận thiệt hại, hư hỏng của phương tiện, ghi nhận việc thu giữ mẫu vật, dấu vết và các thiết bị kỹ thuật (như camera hành trình, thiết bị giám sát hành trình, hộp đen phương tiện, các thiết bị lưu trữ dữ liệu điện tử khác) để phục vụ công tác giám định.
(7) Thông qua và ký Biên bản khám nghiệm phương tiện liên quan vụ tai nạn giao thông đường bộ.
Phát hiện, tiếp nhận, xử lý tin báo tai nạn giao thông đường bộ như thế nào?
Căn cứ theo Điều 81 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024, thì việc phát hiện, tiếp nhận, xử lý tin báo tai nạn giao thông đường bộ như sau:
[1] Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi phát hiện vụ tai nạn giao thông đường bộ phải báo ngay cho cơ quan Công an, cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc Ủy ban nhân dân nơi gần nhất.
[2] Cơ quan Công an khi nhận được tin báo vụ tai nạn giao thông đường bộ phải tổ chức ngay lực lượng đến hiện trường thực hiện các biện pháp quy định tại khoản 3 Điều 76 Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ 2024 và các biện pháp khác để giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ theo quy định của pháp luật.
[3] Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp cứu ban đầu người bị tai nạn do tai nạn giao thông đường bộ có trách nhiệm báo ngay cho cơ quan Công an nơi gần nhất; thực hiện xét nghiệm nồng độ cồn, chất ma túy hoặc các chất kích thích khác trong máu của người điều khiển phương tiện tham gia giao thông đường bộ.
Đối với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh không đủ điều kiện xét nghiệm, phải lấy mẫu máu bảo quản và chuyển mẫu máu theo đúng quy định đến cơ sở xét nghiệm.
[4] Ủy ban nhân dân nơi gần nhất khi nhận được tin báo vụ tai nạn giao thông đường bộ phải thông tin cho cơ quan Công an có thẩm quyền để giải quyết.
[5] Doanh nghiệp bảo hiểm đối với người, phương tiện, tài sản liên quan đến tai nạn giao thông đường bộ khi nhận được tin báo về vụ tai nạn giao thông đường bộ phải cử người trực tiếp hoặc ủy quyền cho người đại diện của doanh nghiệp đến hiện trường phối hợp với đơn vị giải quyết vụ tai nạn giao thông đường bộ.
Lưu ý: Thông tư 72/2024/TT-BCA có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01/01/2025.
Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2025, trừ khoản 3 Điều 10 Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ 2024 có hiệu lực từ ngày 01/01/2026.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Ngày 3 2 1930 là ngày gì? Ý nghĩa lịch sử của việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3/2/1930)?
- Năm 2025, thi đánh giá năng lực gồm những môn nào?
- Phương thức tuyển sinh 2025 trường Đại học Ngoại Thương?
- Hồ sơ đăng ký thi đánh giá năng lực 2025 Đại học Quốc gia TPHCM gồm gì?
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?