Có 113 luật chịu ảnh hưởng sau tinh gọn bộ máy Chính phủ theo Kế hoạch 141?
Có 113 luật chịu ảnh hưởng sau tinh gọn bộ máy Chính phủ theo Kế hoạch 141?
Tại Mục 3 Kế hoạch 141/KH/BCĐTKNQ18 năm 2024 có nêu cụ thể như sau:
III. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG SƠ BỘ
Theo định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương, trên cơ sở thực hiện phương án nêu trên, tổ chức bộ máy của Chính phủ khóa XV và khóa XVI (nhiệm kỳ 2026-2031) được tinh gọn như sau:
- Có 13 Bộ, 04 cơ quan ngang Bộ (giảm 05 Bộ).
- Có 04 cơ quan thuộc Chính phủ (giảm 04 cơ quan thuộc Chính phủ).
- Tổ chức bên trong: Tiếp tục thực hiện sắp xếp, tinh gọn đầu mối, giảm mạnh các tổng cục, cục, vụ, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ, cục, vụ, đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tổng cục.
Sau khi sắp xếp thu gọn đầu mối, điều chỉnh chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của các bộ, cơ quan ngang bộ thì về cơ bản khắc phục được những vấn đề còn giao thoa hiện nay. Phương án này có ưu điểm, hạn chế và tác động như sau:
[....]
- Đánh giá tác động:
+ Việc sắp xếp tổ chức bộ máy của Chính phủ liên quan đến điều chỉnh tên gọi, chức năng, nhiệm vụ của một số bộ, cơ quan ngang bộ đang được quy định tại các luật chuyên ngành (qua rà soát 247 luật thì có 113 luật đang quy định về tên gọi, chức năng, nhiệm vụ của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thuộc đối tượng sắp xếp nêu trên). Khi Quốc hội ban hành Nghị quyết về cơ cấu tổ chức của Chính phủ, thì sẽ có quy định điều khoản chuyển tiếp như sau: Chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của một số bộ, cơ quan ngang bộ đã được quy định tại các luật, pháp lệnh hiện hành, nhưng nay có sự thay đổi về cơ cấu, tổ chức theo Nghị quyết này, thì được chuyển giao cho các bộ, cơ quan ngang bộ tương ứng kể từ ngày các cơ quan này được sắp xếp lại. Giao Chính phủ quyết định việc phân định thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ hoặc phân cấp cho chính quyền địa phương quyết định những vấn đề trong các luật chuyên ngành đang giao thẩm quyền cho Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, bảo đảm phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của Chính phủ theo quy định của Hiến pháp.
[....]
Như vậy, theo đánh giá tác động sơ bộ, qua rà soát 247 luật thì có 113 luật đang quy định về tên gọi, chức năng, nhiệm vụ của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ thuộc đối tượng sắp xếp, tinh gọn bộ máy Chính phủ.
Tinh gọn bộ máy Nhà nước, sáp nhập các bộ ngành theo Nghị quyết 18 của Trung ương ra sao?
Có 113 luật chịu ảnh hưởng sau tinh gọn bộ máy Chính phủ theo Kế hoạch 141? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ chung cần triển khai của kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ là gì?
Tại Tiểu mục 1 Mục 2 Kế hoạch 141/KH/BCĐTKNQ18 năm 2024 quy định nhiệm vụ chung cần triển khai của kế hoạch định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ gồm:
- Các cơ quan, tổ chức kết thúc hoạt động Ban cán sự đảng, khẩn trương xây dựng phương án thành lập Đảng bộ các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ trực thuộc Đảng bộ Chính phủ; đồng thời xây dựng quy chế làm việc, mối quan hệ công tác của Đảng ủy bộ sau sắp xếp tổ chức bộ máy của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, bảo đảm theo yêu cầu định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo của Chính phủ.
- Thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ và tổ chức bên trong của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ (giảm tối thiểu 15%-20% đầu mối tổ chức bên trong, không bao gồm các tổ chức thuộc diện hợp nhất, sáp nhập do trùng lặp chức năng, nhiệm vụ khi thực hiện phương án hợp nhất các Bộ) trên cơ sở quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc nêu trên, bảo đảm bám sát yêu cầu định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Ban Chỉ đạo Trung ương; đồng thời, rà soát lại tất cả các hoạt động của các ban chỉ đạo theo hướng kết thúc hoạt động, chỉ giữ lại những ban chỉ đạo có chức năng, nhiệm vụ cần thiết.
- Sắp xếp tổ chức bộ máy gắn với giảm biên chế cán bộ, công chức, viên chức và cơ cấu lại, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức, nâng cao hiệu quả quản lý nhà nước đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Rà soát hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến tổ chức bộ máy của Chính phủ để có giải pháp đề xuất xử lý trong quá trình sắp xếp; xây dựng dự thảo quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức bộ máy của bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ.
- Đề xuất và giải quyết chế độ chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức trong hệ thống chính trị.
- Hướng dẫn xử lý tài chính, ngân sách, tài sản công và chuyển tiếp quản lý dự án đầu tư công trong quá trình sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Mục đích của Kế hoạch 141/KH/BCĐTKNQ18 trong việc định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ là gì?
Căn cứ tại Tiểu mục 1 Mục 1 Kế hoạch 141/KH/BCĐTKNQ18 năm 2024, mục đích của Kế hoạch 141 trong việc định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của Chính phủ là:
- Tiếp tục hoàn thiện chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và kiện toàn cơ cấu tổ chức của Chính phủ khóa XV và khóa XVI bảo đảm tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả trên cơ sở tổ chức hợp lý các bộ đa ngành, đa lĩnh vực;
- Phát huy đầy đủ vị trí, vai trò, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Chính phủ được Hiến pháp quy định nhằm xây dựng Chính phủ dân chủ, chuyên nghiệp, hiện đại, trong sạch, vững mạnh, công khai, minh bạch, phục vụ Nhân dân, tăng cường sự quản lý thông suốt từ Trung ương đến địa phương, trên cơ sở phân cấp, phân quyền hợp lý, đáp ứng yêu cầu xây dựng và hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sau khi sắp xếp các cơ quan chuyên môn, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có không quá 15 sở thuộc UBND?
- Lễ hội đền Trần năm 2025 tổ chức vào ngày nào? Ở đâu?
- Đề thi Trạng nguyên Tiếng Việt lớp 4 cấp huyện 2024 - 2025 cho học sinh ôn tập?
- Danh sách 536 xe bị phạt nguội ở Hà Nội trong Tháng 11/2024?
- Phê duyệt Đề án Hội nhập quốc tế trong giáo dục và đào tạo đến năm 2030?