Sau khi sắp xếp các cơ quan chuyên môn, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có không quá 15 sở thuộc UBND?
- Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có không quá 15 sở thuộc UBND sau khi sắp xếp các cơ quan chuyên môn?
- Dự kiến sẽ duy trì những cơ quan chuyên môn nào thuộc UBND cấp tỉnh?
- Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở tỉnh hiện nay là gì?
- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân hiện nay được quy định như thế nào?
- Phân loại đơn vị hành chính hiện nay được quy định như thế nào?
Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có không quá 15 sở thuộc UBND sau khi sắp xếp các cơ quan chuyên môn?
Tại Tiểu mục 1 Mục 2 Công văn 24/CV-BCĐTKNQ18 năm 2024 định hướng, gợi ý nội dung sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện do Ban chỉ đạo về tổng kết thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW ban hành có hướng dẫn như sau:
II. ĐỊNH HƯỚNG, GỢI Ý SẮP XẾP TỔ CHỨC CÁC CƠ QUAN CHUYÊN MÔN THUỘC ỦY BAN NHÂN DÂN CẤP TỈNH, CẤP HUYỆN
[...]
Việc sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn nêu trên theo định hướng, gợi ý tại Văn bản này và yêu cầu quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực tại địa phương, bảo đảm tổng số sở thuộc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh không quá 14 sở. Riêng Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh có không quá 15 sở.
Theo tinh thần Công văn 24 về việc sắp xếp tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh. Đối với Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh, sau khi sắp xếp các cơ quan chuyên môn sẽ không có quá 15 sở. Các Ủy ban nhân dân cấp tỉnh còn lại không quá 14 sở.
Sau khi sắp xếp các cơ quan chuyên môn, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có không quá 15 sở thuộc UBND? (Hình từ Internet)
Dự kiến sẽ duy trì những cơ quan chuyên môn nào thuộc UBND cấp tỉnh?
Tại Mục 2 Công văn 24/CV-BCĐTKNQ18 năm 2024, dự kiến sẽ duy trì 03 cơ quan (có sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy bên trong), gồm:
- Sở Tư pháp;
- Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch (hoặc Sở Văn hóa, Thể thao đối với các địa phương duy trì Sở Du lịch);
- Thanh tra tỉnh;
- Văn phòng Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
Nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở tỉnh hiện nay là gì?
Tại Điều 17 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 có quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở tỉnh như sau:
- Tổ chức và bảo đảm việc thi hành Hiến pháp và pháp luật trên địa bàn tỉnh.
- Quyết định những vấn đề của tỉnh trong phạm vi được phân quyền, phân cấp theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 và quy định khác của pháp luật có liên quan.
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do cơ quan hành chính nhà nước ở trung ương ủy quyền.
- Kiểm tra, giám sát tổ chức và hoạt động của chính quyền địa phương ở các đơn vị hành chính trên địa bàn.
- Chịu trách nhiệm trước cơ quan nhà nước cấp trên về kết quả thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của chính quyền địa phương ở tỉnh.
- Phối hợp với các cơ quan nhà nước ở trung ương, các địa phương thúc đẩy liên kết kinh tế vùng, thực hiện quy hoạch vùng, bảo đảm tính thống nhất của nền kinh tế quốc dân.
- Quyết định và tổ chức thực hiện các biện pháp nhằm phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh trên địa bàn tỉnh.
Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân hiện nay được quy định như thế nào?
Điều 9 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 được sửa đổi bởi khoản 33 Điều 2 Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019 có quy định về cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân hiện nay như sau:
- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân được tổ chức ở cấp tỉnh, cấp huyện, là cơ quan tham mưu, giúp Ủy ban nhân dân thực hiện chức năng quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực ở địa phương và thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo sự phân cấp, ủy quyền của cơ quan nhà nước cấp trên.
- Cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chế và công tác của Ủy ban nhân dân, đồng thời chịu sự chỉ đạo, kiểm tra về nghiệp vụ của cơ quan quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực cấp trên.
- Việc tổ chức cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân phải bảo đảm phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo và điều kiện, tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng địa phương; bảo đảm tinh gọn, hợp lý, thông suốt, hiệu lực, hiệu quả trong quản lý nhà nước về ngành, lĩnh vực từ trung ương đến cơ sở; không trùng lặp với nhiệm vụ, quyền hạn của các cơ quan nhà nước cấp trên đặt tại địa bàn.
Phân loại đơn vị hành chính hiện nay được quy định như thế nào?
Điều 3 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 có quy định về phân loại đơn vị hành chính hiện nay như sau:
- Phân loại đơn vị hành chính là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của chính quyền địa phương phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.
- Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số đơn vị hành chính trực thuộc, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, hải đảo.
- Đơn vị hành chính được phân loại như sau:
+ Thành phố Hà Nội, thành phố Hồ Chí Minh là đơn vị hành chính cấp tỉnh loại đặc biệt; các đơn vị hành chính cấp tỉnh còn lại được phân thành ba loại: loại 1, loại 2 và loại 3;
+ Đơn vị hành chính cấp huyện được phân thành ba loại: loại 1, loại 2 và loại 3;
+ Đơn vị hành chính cấp xã được phân thành ba loại: loại 1, loại 2 và loại 3.
- Căn cứ vào quy định trên, Chính phủ trình Ủy ban thường vụ Quốc hội quy định cụ thể tiêu chuẩn của từng tiêu chí, thẩm quyền, thủ tục phân loại đơn vị hành chính.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Cơ quan nhà nước có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?