Võng mạc là gì? Cấu tạo võng mạc như thế nào? Võng mạc có tác dụng gì?
Võng mạc là gì? Cấu tạo võng mạc như thế nào? Võng mạc có tác dụng gì?
Căn cứ Chuyên đề 1 Phần 2 Tài liệu hướng dẫn nhân viên y tế trường học về chăm sóc mắt và phòng, chống suy giảm thị lực cho trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non ban hành kèm theo Quyết định 56/QĐ-BGDĐT năm 2023 hướng dẫn như sau:
2. Đặc điểm bình thường và chức năng của từng bộ phận
[...]
- Thể thủy tinh là một cấu trúc hình cầu, trong suốt nằm phía sau đồng tử, có vai trò như một thấu kính hội tụ ánh sáng, điều tiết giúp nhìn vật ở xa và ở gần. Các phần sau của mắt dưới đây chỉ có thể thăm khám được với các phương tiện chuyên khoa như máy sinh hiển vi (đèn khe) hoặc máy soi đáy mắt (Bác sĩ chuyên khoa mắt):
+ Thủy dịch là chất lỏng chủ yếu nằm phía trước thể thủy tinh. Dịch kính là một cấu trúc trong suốt dạng gel (nhầy) nằm phía sau thể thủy tỉnh. Thủy dịch và dịch kính trong suốt, cung cấp chất dinh dưỡng, duy trì hình dạng nhãn cầu, cho phép ánh sáng đi qua và hội tụ tại võng mạc.
+ Hắc mạc là lớp màng mạch máu nằm giữa củng mạc và võng mạc. Hắc mạc giúp nuôi dưỡng nhãn cầu.
+ Võng mạc là lớp màng thần kinh trải rộng ở mặt trong nhãn cầu. Võng mạc có hai vùng quan trọng là hoàng điểm và đĩa thị. Võng mạc có vai trò nhận hình ảnh và truyền tín hiệu thần kinh tới não.
[...]
Như vậy, thông tin về võng mạc như sau:
- Võng mạc là gì?: Võng mạc là lớp màng thần kinh trải rộng ở mặt trong nhãn cầu.
- Cấu tạo võng mạc: Võng mạc có hai vùng quan trọng là hoàng điểm và đĩa thị.
- Võng mạc có tác dụng: nhận hình ảnh và truyền tín hiệu thần kinh tới não.
Trên đây là câu trả lời cho câu hỏi "Võng mạc là gì? Cấu tạo võng mạc như thế nào? Võng mạc có tác dụng gì?".
Võng mạc là gì? Cấu tạo võng mạc như thế nào? Võng mạc có tác dụng gì? (Hình từ Internet)
Vitamin gì tạo ra sắc tố võng mạc?
Theo tiểu mục 2.1 Mục 2 Phần 3 Tài liệu hướng dẫn nhân viên y tế trường học về chăm sóc mắt và phòng, chống suy giảm thị lực cho trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non ban hành kèm theo Quyết định 56/QĐ-BGDĐT năm 2023 hướng dẫn như sau:
2. Gợi ý một số nội dung cụ thể
2.1. Chuyên đề 1. Tìm hiểu về đôi mắt
[...]
c) Chế độ dinh dưỡng
- Một chế độ ăn uống giàu thực phẩm có chất chống oxy hóa, hỗ trợ làm giảm khô mắt làm giảm nguy cơ phát triển bệnh lý về mắt.
- Bổ sung vitamin A có nhiều trong các thực phẩm như trứng, sữa, gan, các loại rau củ quả có màu xanh thẫm, cam, đỏ, vàng… vì vitamin A tham gia trực tiếp vào các phản ứng hóa học ở các tế bào que và tế bào nón ở võng mạc mắt, tạo ra sắc tố võng mạc, giúp điều tiết mắt và hỗ trợ mắt nhìn được trong điều kiện thiếu ánh sáng, có vai trò chống quáng gà do khô mắt. Tránh dẫn đến khô kết mạc, loét giác mạc.
- Đồng thời vitamin A cũng là một trong những thành phần cấu tạo phim nước mắt và giúp lớp màng này dính vào bề mặt giác mạc tăng cường miễn dịch, tăng sức đề kháng của cơ thể để chống lại các bệnh nhiễm khuẩn. Với trẻ trong độ tuổi mầm non còn được khuyến nghị bổ sung vitamin A liều cao định kỳ 2 lần trong năm để góp phần giảm các bệnh lý nhiễm khuẩn và các nguy cơ về mắt cho trẻ.
- Ngoài ra một chế độ dinh dưỡng với đa dạng các vitamin C có nhiều trong cam, bưởi, quả kiwi, dâu tây, bông cải xanh…, vitamin E trong quả bơ, hạt hướng dương, dầu ô liu và hạnh nhân…, kẽm dồi dào ở các loại đậu, hạt, thịt / hải sản, sữa và trứng…, Axit béo omega-3, omega-6 có nhiều trong mỡ cá, đậu nành, hạt chia, quả óc chó.., lutein và zexanthin trong các loại rau lá xanh như cải xoăn, rau ngót, măng tây và các loại trái cây nhiều màu sắc như: đu đủ, dưa hấu, đào, xoài…, cần bổ sung vào chế độ ăn uống cũng rất tốt cho mắt.
[...]
Theo đó, vitamin A tham gia trực tiếp vào các phản ứng hóa học ở các tế bào que và tế bào nón ở võng mạc mắt, tạo ra sắc tố võng mạc.
Chế độ sinh hoạt cho trẻ em mầm non để chăm sóc mắt và phòng chống các bệnh, tật về mắt như thế nào?
Theo tiểu mục 2.1 Mục 2 Phần 3 Tài liệu hướng dẫn nhân viên y tế trường học về chăm sóc mắt và phòng, chống suy giảm thị lực cho trẻ em trong các cơ sở giáo dục mầm non ban hành kèm theo Quyết định 56/QĐ-BGDĐT năm 2023 hướng dẫn chế độ sinh hoạt cho trẻ em mầm non để chăm sóc mắt và phòng chống các bệnh, tật về mắt như sau:
- Tăng cường các hoạt động vui chơi, trải nghiệm ngoài trời để hạn chế tiếp xúc gần, lâu với nguồn ánh sáng xanh từ các thiết bị điện tử. Tập cho đôi mắt khỏe bằng cách tạo cho trẻ các điều kiện nhìn gần, nhìn xa, tầm nhìn rộng, masage mắt…
- Rèn luyện những thói quen lành mạnh trong vệ sinh hàng ngày, rửa mặt rửa tay, không dụi mắt hay trong quá trình vui chơi trẻ cần được hướng dẫn thực hiện các nội quy, quy định để bảo vệ đôi mắt.
- Duy trì một chế độ sinh hoạt khoa học giữa các hoạt động vui chơi, học tập, ăn uống, ngủ nghỉ để mắt được nghỉ ngơi thư giãn










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Quyết định về việc thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh theo Thông tư 43 ra sao?
- Danh sách 9 Thuế cơ sở thuộc thuế tỉnh Đồng Tháp từ 1/7/2025 có địa bàn quản lý ra sao?
- Thuế cơ sở 3 thành phố Hà Nội có địa chỉ trụ sở chính ở đâu?
- Phường Phú Nhuận TPHCM gồm các phường nào hình thành từ 1/7/2025?
- Phường An Hội Tây TP Hồ Chí Minh gồm những phường nào hình thành từ 1/7/2025?