Tạm dừng bổ nhiệm, tuyển dụng công chức đến bao giờ?
Tạm dừng bổ nhiệm, tuyển dụng công chức đến bao giờ?
Ngày 01/12/2024, tại Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai tổng kết việc thực hiện Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017; tình hình kinh tế - xã hội năm 2024, giải pháp tăng tốc phát triển kinh tế - xã hội năm 2025 và tháo gỡ những điểm nghẽn, nút thắt về thể chế.
Tổng Bí thư đã nhấn mạnh về việc sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy trong quý 1/2025. Yêu cầu từng cấp, từng ngành bám sát kế hoạch để tổng kết và đề xuất mô hình cơ quan, đơn vị mình về vấn đề tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, bảo đảm đúng tiến độ (bộ, ngành phải hoàn thành trong tháng 12/2024).
Đồng thời, hướng tới mục tiêu chung là hoàn thành và báo cáo Trung ương phương án sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị trong quý 1/2025.
Bộ Chính trị cũng đã có chủ trương tạm dừng việc bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử giữ chức vụ cao hơn đối với các cơ quan, đơn vị thuộc diện dự kiến phải sắp xếp, tinh gọn (trừ những trường hợp thật sự cần thiết).
Theo đó, sẽ tạm dừng việc tuyển dụng công chức từ ngày 01/12/2024 cho đến khi hoàn thành việc sắp xếp tổ chức bộ máy theo định hướng của Trung ương.
Như vậy, việc tạm dừng bổ nhiệm, tuyển dụng công chức sẽ được thực hiện cho đến khi sắp xếp tổ chức bộ máy theo định hướng của Trung ương.
Theo Nghị quyết 18-NQ/TW năm 2017, Trung ương đã đưa ra quan điểm chỉ đạo trong việc tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Việc sắp xếp bộ máy phải bảo đảm tính tổng thể, đồng bộ, liên thông; kết hợp hài hoà giữa kế thừa, ổn định với đổi mới, phát triển. Đồng thời, gắn đổi mới tổ chức bộ máy với đổi mới phương thức lãnh đạo, tinh giản biên chế và cải cách chế độ tiền lương; cơ cấu lại và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức; thu hút người có đức, có tài; bố trí đủ nguồn lực cần thiết và có cơ chế, chính sách phù hợp đối với những người chịu tác động trực tiếp trong quá trình sắp xếp |
Việc xác định biên chế công chức dựa trên căn cứ nào?
Căn cứ Điều 4 Nghị định 62/2020/NĐ-CP quy định căn cứ xác định vị trí việc làm, biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức:
Điều 4. Căn cứ xác định vị trí việc làm, biên chế công chức và cơ cấu ngạch công chức
1. Căn cứ xác định vị trí việc làm
a) Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của cơ quan, tổ chức;
b) Mức độ phức tạp, tính chất, đặc điểm, quy mô hoạt động; phạm vi, đối tượng phục vụ; quy trình quản lý chuyên môn, nghiệp vụ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
2. Căn cứ xác định biên chế công chức
a) Vị trí việc làm và khối lượng công việc của từng vị trí việc làm;
b) Mức độ hiện đại hóa về trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;
c) Thực tế việc sử dụng biên chế công chức được giao;
d) Đối với cơ quan, tổ chức ở địa phương, ngoài các căn cứ quy định tại điểm a, b, c khoản 2 Điều này còn phải căn cứ vào quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và đặc điểm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
3. Căn cứ xác định cơ cấu ngạch công chức
a) Vị trí việc làm;
b) Mức độ phức tạp của công việc đối với từng vị trí việc làm;
c) Tiêu chuẩn ngạch công chức tương ứng với vị trí việc làm.
Theo đó, việc xác định biên chế công chức dựa trên căn cứ sau đây:
- Vị trí việc làm và khối lượng công việc của từng vị trí việc làm;
- Mức độ hiện đại hóa về trang thiết bị, phương tiện làm việc và ứng dụng công nghệ thông tin;
- Thực tế việc sử dụng biên chế công chức được giao;
- Đối với cơ quan, tổ chức ở địa phương còn phải căn cứ vào quy mô dân số, diện tích tự nhiên, số lượng đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã và đặc điểm an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội.
Tạm dừng bổ nhiệm, tuyển dụng công chức đến bao giờ? (Hình từ Internet)
Công chức muốn cấp chứng chỉ chương trình bồi dưỡng phải đáp ứng điều kiện gì?
Căn cứ Điều 6 Thông tư 03/2023/TT-BNV quy định điều kiện để được cấp chứng chỉ chương trình bồi dưỡng:
Điều 6. Điều kiện để được cấp chứng chỉ chương trình bồi dưỡng
Chứng chỉ chương trình bồi dưỡng được cấp cho học viên có đủ các điều kiện sau đây:
1. Tham gia học tập đầy đủ theo quy định của chương trình bồi dưỡng.
2. Có đủ các bài kiểm tra, viết thu hoạch, tiểu luận, đề án theo quy định của chương trình bồi dưỡng; các bài kiểm tra, viết thu hoạch, tiểu luận, đề án phải đạt từ 50% số điểm trở lên theo thang điểm quy định của chương trình.
3. Chấp hành đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức; quy chế, nội quy học tập của Học viện Hành chính Quốc gia; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu.
Theo đó, công chức muốn cấp chứng chỉ chương trình bồi dưỡng phải đáp ứng điều kiện sau đây:
- Tham gia học tập đầy đủ chương trình bồi dưỡng.
- Có đủ các bài kiểm tra, viết thu hoạch, tiểu luận, đề án theo chương trình bồi dưỡng.
- Các bài kiểm tra, viết thu hoạch, tiểu luận, đề án phải đạt từ 50% số điểm trở lên.
- Chấp hành đúng, đầy đủ các quy định của pháp luật về bồi dưỡng công chức.
- Chấp hành quy chế, nội quy học tập của Học viện Hành chính Quốc gia; cơ sở đào tạo, bồi dưỡng; cơ sở đào tạo, nghiên cứu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?