TP Hồ Chí Minh có bao nhiêu Phòng Công chứng đang hoạt động? Địa chỉ các Phòng Công chứng ở TPHCM?
TP Hồ Chí Minh có bao nhiêu Phòng Công chứng đang hoạt động? Địa chỉ các Phòng Công chứng ở TPHCM?
Ngày 28/9/2018, Sở Tư pháp TP Hồ Chí Minh ban hành Công văn 9519/STP-BTTP năm 2018 về việc thông báo danh sách các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh Tải về.
Căn cứ theo Danh sách các tổ chức hành nghề công chứng trên địa bàn TP Hồ Chí Minh ban hành kèm theo Công văn 9519/STP-BTTP năm 2018 như sau:
Như vậy, hiện nay TP Hồ Chí Minh có 7 Phòng Công chứng đang hoạt động gồm:
- Phòng Công chứng số 1, có địa chỉ tại: 97 Pasteur, phường Bến Nghé, quận 1, TP Hồ Chí Minh
- Phòng Công chứng số 2, có địa chỉ tại: 94 - 96 Ngô Quyền, Phường 7, quận 5, TP Hồ Chí Minh
- Phòng Công chứng số 3, có địa chỉ tại: 12 Thống Nhất, Phường Bình Thọ, Thành Phố Thủ Đức, TP Hồ Chí Minh
- Phòng Công chứng số 4, có địa chỉ tại: 25/5 Hoàng Việt, Phường 4, quận Tân Bình, TP Hồ Chí Minh
- Phòng Công chứng số 5, có địa chỉ tại: 278 Nguyễn Văn Nghi, Phường 7, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh
- Phòng Công chứng số 6, có địa chỉ tại: 47A Nguyễn Văn Đậu, Phường 6, quận Bình Thạnh, TP Hồ Chí Minh
- Phòng Công chứng số 7, có địa chỉ tại: 388 Nguyễn Văn Luông, Phường 12, Quận 6, TP Hồ Chí Minh.
TP Hồ Chí Minh có bao nhiêu Phòng Công chứng đang hoạt động? Địa chỉ các Phòng Công chứng ở TPHCM? (Hình từ Internet)
Trưởng phòng công chứng do ai bổ nhiệm?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 19 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:
Điều 19. Phòng công chứng
1. Phòng công chứng do Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập.
2. Phòng công chứng là đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Sở Tư pháp, có trụ sở, con dấu và tài khoản riêng.
Người đại diện theo pháp luật của Phòng công chứng là Trưởng phòng. Trưởng phòng công chứng phải là công chứng viên, do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh bổ nhiệm, miễn nhiệm, cách chức.
3. Tên gọi của Phòng công chứng bao gồm cụm từ “Phòng công chứng” kèm theo số thứ tự thành lập và tên của tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi Phòng công chứng được thành lập.
4. Phòng công chứng sử dụng con dấu không có hình quốc huy. Phòng công chứng được khắc và sử dụng con dấu sau khi có quyết định thành lập. Thủ tục, hồ sơ xin khắc dấu, việc quản lý, sử dụng con dấu của Phòng công chứng được thực hiện theo quy định của pháp luật về con dấu.
Như vậy, Trưởng phòng công chứng bắt buộc phải là công chứng viên và do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định bổ nhiệm.
Phòng công chứng có những nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 2 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
[...]
5. Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 34 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:
Điều 34. Hình thức hành nghề của công chứng viên
1. Các hình thức hành nghề của công chứng viên bao gồm:
a) Công chứng viên của các Phòng công chứng;
b) Công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng;
c) Công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Văn phòng công chứng.
[...]
Căn cứ theo Điều 33 Luật Công chứng 2014 được sửa đổi bởi điểm b khoản 9 Điều 73 Luật Giá 2023, nghĩa vụ của phòng công chứng bao gồm:
- Quản lý công chứng viên hành nghề tại tổ chức mình trong việc tuân thủ pháp luật và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
- Chấp hành quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê.
- Thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước.
- Niêm yết lịch làm việc, thủ tục công chứng, nội quy tiếp người yêu cầu công chứng, phí công chứng, giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng và chi phí khác tại trụ sở của tổ chức mình.
- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình theo quy định tại Điều 37 Luật Công chứng 2014 và bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 38 Luật Công chứng 2014.
- Tiếp nhận, tạo điều kiện thuận lợi và quản lý người tập sự hành nghề công chứng trong quá trình tập sự tại tổ chức mình.
- Tạo điều kiện cho công chứng viên của tổ chức mình tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm.
- Thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra, cung cấp thông tin về hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã công chứng.
- Lập sổ công chứng và lưu trữ hồ sơ công chứng.
- Chia sẻ thông tin về nguồn gốc tài sản, tình trạng giao dịch của tài sản và các thông tin khác về biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với tài sản có liên quan đến hợp đồng, giao dịch do công chứng viên của tổ chức mình thực hiện công chứng để đưa vào cơ sở dữ liệu công chứng quy định tại Điều 62 Luật Công chứng 2014.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Công chứng 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?