Địa chỉ Phòng Công chứng số 5 TP Hồ Chí Minh ở đâu? Trưởng phòng Công chứng số 5 TP Hồ Chí Minh do ai bổ nhiệm?
Địa chỉ Phòng Công chứng số 5 TP Hồ Chí Minh ở đâu?
Phòng Công chứng số 5 TP Hồ Chí Minh được thành lập theo Quyết định 200/QĐ-UB năm 2003 của Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh.
Phòng Công chứng số 5 TP Hồ Chí Minh trực thuộc Sở tư pháp, có tư cách pháp nhân, có tài khoản và con dấu riêng, được cấp kinh phí hoạt động theo quy định của Nhà nước.
Hiện nay, địa chỉ Phòng Công chứng số 5 TP Hồ Chí Minh đặt tại: số 278, đường Nguyễn Văn Nghi, phường 7, quận Gò Vấp, TP Hồ Chí Minh
Địa chỉ Phòng Công chứng số 5 TP Hồ Chí Minh ở đâu? Trưởng phòng Công chứng số 5 TP Hồ Chí Minh do ai bổ nhiệm? (Hình từ Internet)
Trưởng phòng Công chứng số 5 TP Hồ Chí Minh do ai bổ nhiệm?
Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 200/QĐ-UB năm 2003 TP Hồ Chí Minh như sau:
Điều 3.- Phòng Công chứng số 5 do Trưởng phòng phụ trách, có một số Phó Trưởng phòng giúp việc cho Trưởng phòng và các Công chứng viên.
Trưởng phòng Công chứng số 5 do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp và Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền thành phố.
Phó Trưởng phòng Công chứng số 5 do Giám đốc Sở Tư pháp bổ nhiệm theo ủy quyền của Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố.
Các Công chứng viên do Bộ Trưởng Bộ Tư pháp bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp.
Biên chế và kinh phí hoạt động hàng năm của Phòng Công chứng số 5 do Ủy ban nhân dân thành phố giao trong tổng biên chế và kinh phí của Sở Tư pháp.
Như vậy, Trưởng phòng Công chứng số 5 TP Hồ Chí Minh do Chủ tịch Ủy ban nhân dân TP Hồ Chí Minh bổ nhiệm theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp và Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền TP Hồ Chí Minh.
Phòng công chứng thực hiện nghĩa vụ gì?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 2 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:
Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
[...]
5. Tổ chức hành nghề công chứng bao gồm Phòng công chứng và Văn phòng công chứng được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật này và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 34 Luật Công chứng 2014 quy định như sau:
Điều 34. Hình thức hành nghề của công chứng viên
1. Các hình thức hành nghề của công chứng viên bao gồm:
a) Công chứng viên của các Phòng công chứng;
b) Công chứng viên hợp danh của Văn phòng công chứng;
c) Công chứng viên làm việc theo chế độ hợp đồng lao động tại Văn phòng công chứng.
[...]
Căn cứ theo Điều 33 Luật Công chứng 2014 được sửa đổi bởi điểm b khoản 9 Điều 73 Luật Giá 2023, nghĩa vụ của phòng công chứng bao gồm:
- Quản lý công chứng viên hành nghề tại tổ chức mình trong việc tuân thủ pháp luật và quy tắc đạo đức hành nghề công chứng.
- Chấp hành quy định của pháp luật về lao động, thuế, tài chính, thống kê.
- Thực hiện chế độ làm việc theo ngày, giờ làm việc của cơ quan hành chính nhà nước.
- Niêm yết lịch làm việc, thủ tục công chứng, nội quy tiếp người yêu cầu công chứng, phí công chứng, giá dịch vụ theo yêu cầu liên quan đến việc công chứng và chi phí khác tại trụ sở của tổ chức mình.
- Mua bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp cho công chứng viên của tổ chức mình theo quy định tại Điều 37 Luật Công chứng 2014 và bồi thường thiệt hại theo quy định tại Điều 38 Luật Công chứng 2014.
- Tiếp nhận, tạo điều kiện thuận lợi và quản lý người tập sự hành nghề công chứng trong quá trình tập sự tại tổ chức mình.
- Tạo điều kiện cho công chứng viên của tổ chức mình tham gia bồi dưỡng nghiệp vụ công chứng hằng năm.
- Thực hiện yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc báo cáo, kiểm tra, thanh tra, cung cấp thông tin về hợp đồng, giao dịch, bản dịch đã công chứng.
- Lập sổ công chứng và lưu trữ hồ sơ công chứng.
- Chia sẻ thông tin về nguồn gốc tài sản, tình trạng giao dịch của tài sản và các thông tin khác về biện pháp ngăn chặn được áp dụng đối với tài sản có liên quan đến hợp đồng, giao dịch do công chứng viên của tổ chức mình thực hiện công chứng để đưa vào cơ sở dữ liệu công chứng quy định tại Điều 62 Luật Công chứng 2014.
- Các nghĩa vụ khác theo quy định của Luật Công chứng 2014 và các văn bản quy phạm pháp luật khác có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đăng ký kiểm tra kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ gồm những gì?
- Tỉnh Tuyên Quang cách thủ đô Hà Nội bao nhiêu km? Tỉnh Tuyên Quang có bao nhiêu thôn đặc biệt khó khăn?
- Ai là người thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân? Nguyên tắc hoạt động của lực lượng vũ trang nhân dân là gì?
- Sử dụng thiết bị thông minh hỗ trợ chỉ huy, điều khiển giao thông đường bộ như thế nào từ 01/01/2025?
- Đại hội Anh hùng chiến sĩ thi đua và dũng sĩ các lực lượng vũ trang giải phóng miền Nam lần thứ nhất được tổ chức vào thời gian nào?