Quy định về diễn tập khu vực phòng thủ mới nhất hiện nay?
Quy định về đối tượng, thời gian huấn luyện, diễn tập khu vực phòng thủ dân sự như thế nào?
Theo Điều 16 Nghị định 02/2019/NĐ-CP quy định về đối tượng, thời gian huấn luyện, diễn tập khu vực phòng thủ dân sự như sau:
[1] Lực lượng phòng thủ dân sự chuyên trách, kiêm nhiệm thuộc các Bộ: Quốc phòng, Công an, Giao thông vận tải, Công Thương, Y tế và các bộ, ngành trung ương: Hằng năm được huấn luyện chuyên sâu các nội dung để làm nòng cốt thực hiện nhiệm vụ phòng, chống, khắc phục hậu quả thảm họa trong thời bình và thời chiến theo quy định của người đứng đầu các bộ, ngành trung ương.
[2] Tại các cấp địa phương
- Lực lượng phòng thủ dân sự chuyên trách theo quy định tại điểm a khoản 3, điểm a khoản 4 Điều 26 Nghị định 02/2019/NĐ-CP: Thời gian huấn luyện phòng thủ dân sự theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, Bộ trưởng Bộ Công an;
- Lực lượng kiêm nhiệm theo quy định tại điểm b khoản 3, điểm b khoản 4 Điều 26 Nghị định 02/2019/NĐ-CP: Thời gian huấn luyện phòng thủ dân sự theo quy định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.
[3] Sinh viên, học viên, học sinh đào tạo trong các học viện, nhà trường, cơ quan đoàn thể ở các cấp: Thời gian huấn luyện về phòng thủ dân sự được lồng ghép thực hiện trong chương trình giáo dục quốc phòng - an ninh của từng năm học.
[4] Cán bộ, đảng viên, công chức, chức sắc, chức việc tôn giáo học tập về phòng thủ dân sự được lồng ghép thực hiện trong chương trình bồi dưỡng kiến thức quốc phòng - an ninh theo quy định của pháp luật, thời gian ít nhất 05% tổng số thời gian bồi dưỡng kiến thức quốc phòng của từng đối tượng.
[5] Các bộ, ngành trung ương, địa phương, cơ quan, đơn vị tổ chức diễn tập phòng thủ dân sự 01 lần/05 năm; lồng ghép nội dung diễn tập phòng, chống ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn vào diễn tập phòng thủ dân sự.
Quy định về diễn tập khu vực phòng thủ mới nhất hiện nay? (Hình từ Internet)
Quy định về tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện, diễn tập khu vực phòng thủ dân sự như thế nào?
Theo Điều 15 Nghị định 02/2019/NĐ-CP quy định về tuyên truyền, giáo dục, bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện, diễn tập khu vực phòng thủ dân sự như sau:
- Các cơ quan, tổ chức từ trung ương đến địa phương căn cứ chức năng, nhiệm vụ tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức, ý thức, trách nhiệm và phổ cập kiến thức cơ bản cho toàn dân về phòng thủ dân sự.
- Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành trung ương, địa phương triển khai bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện, diễn tập, phổ cập về các biện pháp phòng, tránh, khắc phục hậu quả các loại vũ khí công nghệ cao, vũ khí hủy diệt hàng loạt và các thảm họa khác cho lực lượng nòng cốt, lực lượng rộng rãi về phòng thủ dân sự.
- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ các bộ, ngành trung ương, địa phương chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng xác định nội dung, tổ chức và phương pháp bồi dưỡng, tập huấn, huấn luyện, diễn tập về phòng thủ dân sự trong chương trình kế hoạch phòng thủ dân sự hằng năm.
- Diễn tập phòng thủ dân sự ở từng địa phương, cơ quan, tổ chức do Chủ tịch Ủy ban nhân dân địa phương, người đứng đầu cơ quan, tổ chức chịu trách nhiệm thực hiện, dưới sự chỉ đạo của cấp trên trực tiếp.
Lực lượng phòng thủ dân sự bao gồm gì?
Theo khoản 1 Điều 26 Nghị định 02/2019/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 26. Tổ chức Lực lượng phòng thủ dân sự
1. Lực lượng phòng thủ dân sự bao gồm:
a) Lực lượng nòng cốt gồm: Dân quân tự vệ; Công an xã, phường, thị trấn; lực lượng chuyên trách hoặc kiêm nhiệm của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và các bộ, ngành trung ương, địa phương;
b) Lực lượng rộng rãi do toàn dân tham gia.
2. Tổ chức lực lượng phòng thủ dân sự tại các bộ, ngành trung ương
a) Lực lượng chuyên trách:
Cục Cứu hộ - Cứu nạn; Trung tâm Quốc gia huấn luyện tìm kiếm cứu nạn đường không; Trung tâm Quốc gia huấn luyện tìm kiếm cứu nạn đường biển; Trung tâm Quốc gia đào tạo, huấn luyện ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Bắc; Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Trung; Trung tâm huấn luyện chó nghiệp vụ tìm kiếm cứu nạn thuộc Bộ Quốc phòng.
Các đơn vị có chức năng, nhiệm vụ phòng cháy chữa cháy và cứu nạn cứu hộ thuộc Bộ Công an.
Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải Việt Nam thuộc Cục Hàng hải Việt Nam và các Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng hải khu vực; Trung tâm Phối hợp tìm kiếm cứu nạn Hàng không trực thuộc Tổng công ty quản lý bay Việt Nam; các Trung tâm Hiệp đồng khẩn nguy các Cảng Hàng không Việt Nam thuộc Bộ Giao thông vận tải.
Trung tâm Ứng phó sự cố tràn dầu khu vực miền Nam/Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam; Trung tâm Cấp cứu mỏ/Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam thuộc Bộ Công thương.
Tổng cục Phòng chống thiên tai, Tổng cục lâm nghiệp, Tổng cục Thủy sản thuộc Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
[...]
Theo đó, lực lượng phòng thủ dân sự bao gồm:
- Lực lượng nòng cốt gồm: Dân quân tự vệ; Công an xã, phường, thị trấn; lực lượng chuyên trách hoặc kiêm nhiệm của Quân đội nhân dân, Công an nhân dân và các bộ, ngành trung ương, địa phương;
- Lực lượng rộng rãi do toàn dân tham gia.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Phòng thủ dân sự có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày nữa tới mùng 2 Tết 2025? Lịch âm tháng 1 2025 có mấy ngày chủ nhật?
- Tháng 12 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 12 âm lịch 2024, NLĐ được nghỉ Tết Dương lịch 2025 chưa?
- Tiền thưởng Tết 2025 của người lao động có tính đóng bảo hiểm xã hội không?
- Từ 1/1/2025, không bắt buộc chứng từ kế toán phải có tên, địa chỉ của bên nhận?
- 02 trường hợp tạm đình chỉ hành nghề công chứng được chấm dứt trước thời hạn từ 01/07/2025?