Du học sinh được phép gia hạn thời gian học tập ở nước ngoài tối đa bao nhiêu lâu?
Du học sinh được phép gia hạn thời gian học tập ở nước ngoài tối đa bao nhiêu lâu?
Việc gia hạn thời gian học tập ở nước ngoài của du học sinh được quy định tại Điều 9 Nghị định 86/2021/NĐ-CP như sau:
Điều 9. Gia hạn thời gian học tập ở nước ngoài
1. Du học sinh quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định này khi hết thời hạn học tập theo quyết định cử đi học ở nước ngoài, nếu chưa hoàn thành chương trình học tập thì phải gửi hồ sơ đề nghị gia hạn thời gian học tập tới cơ quan cử đi học để ra quyết định cho phép du học sinh gia hạn thời gian học tập. Trong thời gian gia hạn học tập, du học sinh không được cấp học bổng (ngoại trừ vé máy bay về nước quy định tại khoản 4 Điều này).
2. Hồ sơ gia hạn thời gian học tập gồm:
a) Đơn đề nghị gia hạn thời gian học tập, trong đó nêu rõ lý do, thời gian xin gia hạn, nguồn kinh phí cho việc học tập trong thời gian gia hạn (Mẫu số 04 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này);
b) Bản sao văn bản đồng ý của cơ sở giáo dục nước ngoài về việc du học sinh phải kéo dài thời gian học tập;
c) Ý kiến đồng ý bằng văn bản của cơ quan quản lý trực tiếp du học sinh về việc gia hạn (đối với trường hợp có cơ quan công tác).
3. Trình tự thực hiện:
a) Du học sinh đề nghị gia hạn thời gian học tập ở nước ngoài nộp 01 bộ hồ sơ qua đường bưu điện hoặc trực tiếp hoặc trực tuyến cho cơ quan cử đi học;
b) Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ xin gia hạn, nếu hồ sơ gia hạn không hợp lệ, cơ quan cử đi học thông báo cho du học sinh để bổ sung và hoàn thiện theo quy định;
c) Trong thời hạn 20 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan cử đi học ra quyết định cho phép du học sinh gia hạn thời gian học tập ở nước ngoài. Cơ quan cử đi học gửi quyết định này cho du học sinh và cơ quan quản lý trực tiếp của du học sinh (đối với trường hợp có cơ quan công tác); trường hợp không đồng ý phải có văn bản thông báo cho du học sinh và cơ quan quản lý trực tiếp của du học sinh (đối với trường hợp có cơ quan công tác) nêu rõ lý do.
4. Du học sinh làm thủ tục gia hạn thời gian học tập chậm quá 45 ngày làm việc, kể từ ngày hết thời hạn học tập ghi trong quyết định cử đi học hoặc không làm thủ tục gia hạn với cơ quan cử đi học thì không được cấp vé máy bay về nước.
5. Tổng thời gian du học sinh được phép gia hạn không quá 36 tháng đối với chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ; không quá 24 tháng đối với chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, đại học, cao đẳng; không quá 12 tháng đối với chương trình đào tạo trình độ trung cấp, sơ cấp và đồng thời không vượt quá thời gian học tối đa theo quy định của cơ sở giáo dục nước ngoài.
6. Du học sinh quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 3 Nghị định này phải kéo dài thời gian học tập do chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh nhưng du học sinh vẫn đảm bảo kết quả học tập, được cơ sở giáo dục nước ngoài xác nhận thì vẫn được cấp học bổng, thời gian xem xét cấp học bổng tối đa 12 tháng. Căn cứ vào đề nghị của du học sinh, cơ quan cử đi học chịu trách nhiệm phối hợp với cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài kiểm tra, xem xét cụ thể đối với từng trường hợp và cấp phát đúng chế độ quy định. Trong trường hợp chiến tranh, thiên tai, dịch bệnh kéo dài, việc tiếp tục cấp kinh phí sẽ do cơ quan có thẩm quyền xem xét, quyết định.
7. Du học sinh quy định tại điểm c khoản 1 Điều 3 Nghị định này, nếu gia hạn thời gian học tập ở nước ngoài thì thực hiện thủ tục theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này và theo quy định của phía nước ngoài đài thọ học bổng.
Như vậy, du học sinh được phép kéo dài thời gian học tập ở nước ngoài của mình bằng cách gia hạn thời gian học tập. Tổng thời gian tối đa du học sinh được phép gia hạn là:
+ 36 tháng đối với chương trình đào tạo trình độ tiến sĩ;
+ 24 tháng đối với chương trình đào tạo trình độ thạc sĩ, đại học, cao đẳng;
+ 12 tháng đối với chương trình đào tạo trình độ trung cấp, sơ cấp
Đồng thời, thời gian học tập của du học sinh không vượt quá thời gian học tối đa theo quy định của cơ sở giáo dục nước ngoài.
Du học sinh được phép gia hạn thời gian học tập ở nước ngoài tối đa bao nhiêu lâu? (Hình từ Internet)
Không có chứng chỉ tiếng Anh thì có được dự tuyển học bổng ngân sách nhà nước không?
Tiêu chuẩn đối với công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập được quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định 86/2021/NĐ-CP, bao gồm:
Điều 5. Tuyển sinh và cử công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập
1. Tiêu chuẩn đối với công dân Việt Nam ra nước ngoài học tập
a) Có phẩm chất chính trị, đạo đức tốt;
b) Không trong thời gian bị kỷ luật, bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
c) Có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn, ngoại ngữ đáp ứng quy định của chương trình học bổng và đáp ứng các điều kiện khác theo yêu cầu của chương trình học bổng;
d) Được cơ quan quản lý trực tiếp đồng ý cử đi học (đối với trường hợp có cơ quan công tác);
đ) Đáp ứng các quy định hiện hành về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức, viên chức và các quy định của Đảng (đối với trường hợp là cán bộ, công chức, viên chức và là đảng viên).
Như vậy, ứng viên dự tuyển học bổng ngân sách nhà nước cần có văn bằng, chứng chỉ chuyên môn, ngoại ngữ đáp ứng quy định của chương trình học bổng. Tùy thuộc chương trình học bổng sẽ có quy định về chứng chỉ ngoại ngữ khác nhau, không nhất thiết phải là chứng chỉ tiếng Anh.
Du học sinh thực hiện nghĩa vụ làm việc theo sự điều động của Nhà nước trong thời gian tối thiểu bao lâu sau khi tốt nghiệp?
Du học sinh học bổng ngân sách nhà nước có nghĩa vụ chấp hành sự điều động làm việc của Nhà nước sau khi tốt nghiệp, thời gian thực hiện nghĩa vụ được quy định tại khoản 1 Điều 63 Luật Giáo dục đại học 2012 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 2 Luật Giáo dục đại học sửa đổi 2018 như sau:
Điều 63. Nghĩa vụ làm việc có thời hạn theo sự điều động của Nhà nước
1. Người học chương trình giáo dục đại học nếu được hưởng học bổng và chi phí đào tạo do Nhà nước cấp hoặc do nước ngoài tài trợ theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên, thì sau khi tốt nghiệp phải chấp hành sự điều động làm việc của Nhà nước trong thời gian ít nhất là gấp đôi thời gian được hưởng học bổng và chi phí đào tạo, nếu không chấp hành thì phải bồi hoàn học bổng, chi phí đào tạo.
[...]
Theo đó, du học sinh được học bổng ngân sách nhà nước có nghĩa vụ chấp hành sự điều động làm việc của Nhà nước trong thời gian ít nhất là gấp đôi thời gian được hưởng học bổng và chi phí đào tạo sau khi tốt nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?