Căn cứ lập dự toán các khoản chi đối với việc lựa chọn nhà đầu tư gồm những nội dung như thế nào?
- Căn cứ lập dự toán các khoản chi đối với việc lựa chọn nhà đầu tư gồm những nội dung như thế nào?
- Bên mời thầu là đơn vị sự nghiệp công lập thì việc quản lý chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện như thế nào?
- Dự án áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi theo phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ thì thủ tục lựa chọn nhà đầu tư thực hiện như thế nào?
Căn cứ lập dự toán các khoản chi đối với việc lựa chọn nhà đầu tư gồm những nội dung như thế nào?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 6 Nghị định 23/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều 6. Quản lý chi phí, nguồn thu trong lựa chọn nhà đầu tư
[...]
6. Căn cứ lập dự toán các khoản chi gồm: Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc văn bản phê duyệt thông tin dự án đầu tư kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; chính sách, chế độ theo quy định của pháp luật hiện hành tương ứng.
7. Việc lập, phê duyệt, chấp hành dự toán các khoản chi lựa chọn nhà đầu tư quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều này thực hiện theo quy định của pháp luật về lập, phê duyệt, chấp hành dự toán chi thường xuyên nguồn ngân sách nhà nước, gồm:
a) Căn cứ quy định của Luật Ngân sách nhà nước và quy định tại khoản 6 Điều này, bên mời quan tâm, bên mời thầu lập dự toán chi theo từng nội dung chi quy định tại khoản 3 Điều này, tổng hợp chung vào dự toán ngân sách hằng năm của cơ quan, đơn vị mình, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
b) Sau khi dự toán ngân sách hằng năm được phê duyệt, cơ quan có thẩm quyền phân bổ dự toán chi thường xuyên cho các đơn vị được giao thực hiện theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước;
c) Trường hợp phát sinh dự án phải tổ chức đấu thầu trong năm, bên mời quan tâm, bên mời thầu bổ sung dự toán, trình cấp có thẩm quyền phê duyệt theo quy định của pháp luật về ngân sách nhà nước.
[...]
Theo đó, căn cứ lập dự toán các khoản chi đối với việc lựa chọn nhà đầu tư bao gồm những nội dung sau:
- Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư hoặc văn bản phê duyệt thông tin dự án đầu tư kinh doanh được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;
- Chính sách, chế độ theo quy định của pháp luật hiện hành tương ứng.
Căn cứ lập dự toán các khoản chi đối với việc lựa chọn nhà đầu tư gồm những nội dung như thế nào? (Hình từ Internet)
Bên mời thầu là đơn vị sự nghiệp công lập thì việc quản lý chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo điểm a khoản 8 Điều 6 Nghị định 23/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều 6. Quản lý chi phí, nguồn thu trong lựa chọn nhà đầu tư
[...]
8. Quản lý chi lựa chọn nhà đầu tư:
a) Việc quản lý, sử dụng, quyết toán chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật ngân sách nhà nước. Trường hợp bên mời quan tâm, bên mời thầu là đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức thực hiện các công việc lựa chọn nhà đầu tư thì việc quản lý, sử dụng, quyết toán chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập;
b) Trường hợp thuê tư vấn thực hiện một phần hoặc toàn bộ các công việc tại khoản 1 Điều này thì tổng mức chi phí lựa chọn nhà đầu tư đã có thuế không vượt quá dự toán được duyệt cho công việc thuê tư vấn. Giá trị thanh toán cho đơn vị tư vấn được thực hiện theo hợp đồng giữa cơ quan có thẩm quyền, bên mời thầu, bên mời quan tâm và đơn vị tư vấn. Việc quản lý, sử dụng, thanh toán, quyết toán kinh phí thanh toán cho đơn vị tư vấn được thực hiện theo quy định hiện hành của pháp luật về ngân sách nhà nước.
9. Quản lý nguồn thu lựa chọn nhà đầu tư:
a) Đối với đấu thầu quốc tế, giá bán (bao gồm cả thuế) của một bộ hồ sơ mời thầu bản điện tử không quá 30.000.000 (ba mươi triệu) đồng;
b) Các khoản thu từ tiền bán hồ sơ mời thầu bản điện tử quy định tại điểm a khoản này sau khi thực hiện các nghĩa vụ thuế được bên mời thầu nộp vào ngân sách nhà nước trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ thời điểm đóng thầu.
Theo đó, việc quản lý, sử dụng, quyết toán chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật ngân sách nhà nước.
Do đó, đối với trường hợp mà bên mời thầu là đơn vị sự nghiệp công lập tổ chức thực hiện các công việc lựa chọn nhà đầu tư thì việc quản lý, sử dụng, quyết toán chi phí lựa chọn nhà đầu tư thực hiện theo quy định của pháp luật về cơ chế tự chủ tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập.
Dự án áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi theo phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ thì thủ tục lựa chọn nhà đầu tư thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 8 Nghị định 23/2024/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, đối với trường hợp dự án áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi theo phương thức hai giai đoạn một túi hồ sơ thì thủ tục lựa chọn nhà đầu tư được thực hiện như sau:
- Công bố dự án đầu tư kinh doanh;
- Chuẩn bị đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư giai đoạn một;
- Tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư giai đoạn một;
- Chuẩn bị, tổ chức đấu thầu lựa chọn nhà đầu tư giai đoạn hai;
- Đánh giá hồ sơ dự thầu giai đoạn hai;
- Trình, thẩm định, phê duyệt, công khai kết quả lựa chọn nhà đầu tư;
- Đàm phán, hoàn thiện và ký kết hợp đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự kiến khi nào dự án đường sắt tốc độ cao Bắc Nam hoàn thành?
- Dự án đầu tư xây dựng công trình dân dụng là gì? Gồm những dự án nào?
- Yêu cầu đối với các hoạt động khai thác cát sỏi trong hồ theo Nghị định 53?
- Doanh nghiệp bảo hiểm thay đổi Chủ tịch HĐQT khi chưa được Bộ Tài chính chấp thuận phạt đến 180 triệu?
- 02 hình thức công khai mức thu tiền học thêm trước khi tuyển sinh dạy thêm ngoài nhà trường từ 14/02/2025?