Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là gì?

Ai là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam? Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là gì?

Ai là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam?

Tháng 8.1945, trong Chính phủ lâm thời, Chu Văn Tấn được cử làm Bộ trưởng Bộ Quốc phòng. Ông là vị Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của nước Việt Nam DCCH.

Như vậy, Đồng chí Chu Văn Tấn là Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đầu tiên của Quân đội nhân dân Việt Nam từ năm 1945 - 1946.

Thượng tướng Chu Văn Tấn (1910 - 1984) sinh tại xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai, tỉnh Thái Nguyên. Ông là một trong hai vị Thượng tướng đầu tiên của Quân đội (1958) và đã đảm nhiệm nhiều chức vụ quan trọng: Năm 1948, ông được phong quân hàm Thiếu tướng. Năm 1958, Chu Văn Tấn cùng Văn Tiến Dũng là hai Thượng tướng đầu tiên của quân đội, được phong vượt cấp từ Thiếu tướng lên. Ông còn là Ủy viên BCH T.Ư Đảng khóa I, II và III (1945 - 1976), Phó chủ tịch Quốc hội…

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là gì?

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là gì? (Hình từ Internet)

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định các chức vụ chức danh nào?

Căn cứ Điều 11 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 1 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định chức vụ của sĩ quan:

Điều 11. Chức vụ của sĩ quan
1. Chức vụ cơ bản của sĩ quan gồm có:
a) Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
b) Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
c) Chủ nhiệm Tổng cục, Tổng cục trưởng, Chính ủy Tổng cục;
d) Tư lệnh Quân khu, Chính ủy Quân khu; Tư lệnh Quân chủng, Chính ủy Quân chủng; Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Chính ủy Bộ đội Biên phòng;
đ) Tư lệnh Quân đoàn, Chính ủy Quân đoàn; Tư lệnh Binh chủng, Chính ủy Binh chủng; Tư lệnh Vùng Hải quân, Chính ủy Vùng Hải quân;
e) Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh), Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh; Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh;
g) Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn;
h) Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn; Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện), Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện;
i) Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn;
k) Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội;
l) Trung đội trưởng.
2. Chức vụ, chức danh tư­ơng đư­ơng với chức vụ quy định tại các điểm c, d và đ khoản 1 Điều này do Chính phủ quy định; chức vụ, chức danh tương đương với chức vụ quy định tại các điểm e, g, h, i, k và l khoản 1 Điều này do Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định.

Theo quy định trên, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định các chức vụ, chức danh tương đương với chức vụ sau:

- Sư đoàn trưởng, Chính ủy Sư đoàn

- Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy quân sự tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là cấp tỉnh), Chính ủy Bộ chỉ huy quân sự cấp tỉnh

- Chỉ huy trưởng Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh, Chính ủy Bộ chỉ huy Bộ đội Biên phòng cấp tỉnh

- Lữ đoàn trưởng, Chính ủy Lữ đoàn

- Trung đoàn trưởng, Chính ủy Trung đoàn

- Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, Chính trị viên Ban chỉ huy quân sự cấp huyện

- Tiểu đoàn trưởng, Chính trị viên Tiểu đoàn

- Đại đội trưởng, Chính trị viên Đại đội

- Trung đội trưởng

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là gì?

Căn cứ Điều 15 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam 1999 được sửa đổi bởi khoản 3 Điều 1 Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam sửa đổi 2014 quy định cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan:

Điều 15. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan
1. Cấp bậc quân hàm cao nhất đối với chức vụ của sĩ quan được quy định như sau:
a) Đại tướng:
Bộ trưởng Bộ Quốc phòng;
Tổng Tham mưu trưởng; Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị;
b) Thượng tướng, Đô đốc Hải quân:
Thứ trưởng Bộ Quốc phòng có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng, Đô đốc Hải quân không quá sáu;
Phó Tổng Tham mưu trưởng, Phó Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị: mỗi chức vụ có cấp bậc quân hàm cao nhất là Thượng tướng không quá ba;
Giám đốc, Chính ủy Học viện Quốc phòng;
[...]

Theo quy định trên, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng của Quân đội nhân dân Việt Nam có cấp bậc quân hàm cao nhất là Đại tướng.

Quân đội nhân dân
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quân đội nhân dân
Hỏi đáp Pháp luật
Bộ Quốc phòng quyết định thành lập Bộ Tư lệnh Quân tình nguyện Việt Nam tại Lào (Bộ Tư lệnh 959) trực thuộc Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội nhân dân Việt Nam vào thời gian nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
Hỏi đáp Pháp luật
Chủ đề tuyên truyền Kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024)?
Hỏi đáp Pháp luật
17 khẩu hiệu kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944-22/12/2024)?
Hỏi đáp Pháp luật
Lịch sử Ngày hội Quốc phòng toàn dân chi tiết cập nhật năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Đây là nội dung lời thề thứ mấy trong 10 lời thề danh dự của quân nhân Quân đội nhân dân Việt Nam: “Khi tiếp xúc với nhân dân làm đúng 3 điều nên: “Kính trọng dân; giúp đỡ dân; bảo vệ dân” và 3 điều răn: “Không lấy của dân; không dọa nạt dân; không quấy nhiễu dân”, để gây lòng tin cậy, yêu mến của nhân dân, thực hiện quân với dân một ý chí”?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày truyền thống của Bộ Tổng Tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam là ngày, tháng, năm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đảng bộ Quân đội đã diễn ra bao nhiêu kỳ đại hội?
Hỏi đáp Pháp luật
Văn bản thống nhất lấy tên gọi Quân đội ta là “Quân đội nhân dân Việt Nam” được ký vào thời gian nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quân đội nhân dân Việt Nam có bao nhiêu quân chủng?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quân đội nhân dân
Phan Vũ Hiền Mai
84 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quân đội nhân dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quân đội nhân dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào