Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
Tên gọi Hà Nội có từ khi nào?
Căn cứ theo Tiểu mục 2 Mục 2 Danh sách tên đặt bổ sung vào ngân hàng tên đường, phố, công trình công cộng trên địa bàn Thành phố Hải Phòng kèm theo Công văn 2163/SVHTT-TTrHĐTV năm 2021 kèm theo Quyết định 2914/QĐ-UBND năm 2021 Thành phố Hải Phòng quy định như sau:
*Thứ tự tên đặt được sắp xếp theo nhóm và theo ABC
[...]
2. Tên địa danh nổi tiếng, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa của đất nước (02 tên)
2. HÀ NỘI
Hà Nội là thủ đô nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là 1 trong 2 đô thị loại đặc biệt của cả nước. Hà Nội nằm phía Tây Bắc đồng bằng châu thổ sông Hồng, có diện tích 3.358,6km2, dân số hơn 8 triệu người, có 30 đơn vị hành chính cấp huyện với 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã.
Hà Nội là kinh đô của hầu hết các vương triều phong kiến tại Việt Nam trước đây. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về vùng đất này và lấy tên là “Thăng Long”. Trong suốt các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành Thăng Long là trung tâm văn hóa, giáo dục và buôn bán của cả nước. Sau khi nhà Nguyễn Tây Sơn lên nắm quyền, chuyển kinh đô về Huế, sau đó Thăng Long đổi tên thành Hà Nội (1831). Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Hà Nội trở thành thủ đô của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Với vai trò thủ đô, Hà Nội là nơi tập trung nhiều địa điểm văn hóa giải trí, công trình thể thao quan trọng của đất nước, đồng thời cũng là địa điểm được lựa chọn để tổ chức nhiều sự kiện chính trị và thể thao quốc tế. Có truyền thống văn hóa lâu đời với hệ thống di tích dày đặc, nhiều lễ hội truyền thống, làng nghề và nền ẩm thực phòng phú. Năm 1999, Hà Nội được UNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, Khu Hoàng thành Thăng Long cũng được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.
Như vậy, tên gọi Hà Nội có từ Thời vua Minh Mạng, năm 1831. Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Hà Nội trở thành thủ đô của nước Việt Nam.
Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào? (Hình từ Internet)
Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
Căn cứ theo Tiểu mục 2 Mục 1 Quyết định 313/QĐ-TTg năm 2022 quy định như sau:
Điều 1. Phê duyệt Nhiệm vụ lập Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 với một số nội dung chủ yếu như sau:
I. TÊN, PHẠM VI, THỜI KỲ QUY HOẠCH
1. Tên Quy hoạch: Quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
2. Phạm vi quy hoạch: Phần lãnh thổ Thủ đô Hà Nội với tổng diện tích tự nhiên là 3.358,6 km2.
- Tọa độ địa lý: Hà Nội hiện nay có vị trí từ 20°53' đến 21°23' vĩ độ Bắc và 105°44' đến 106°02' kinh độ Đông.
- Về ranh giới hành chính:
Phía Bắc tiếp giáp với các tỉnh Thái Nguyên - Vĩnh Phúc;
Phía Nam và Tây Nam giáp với các tỉnh Hà Nam - Hòa Bình;
Phía Đông giáp với tỉnh Bắc Giang- Bắc Ninh - Hưng Yên;
Phía Tây - Tây Bắc giáp với tỉnh Hòa Bình - Phú Thọ.
3. Thời kỳ quy hoạch:
a) Thời kỳ quy hoạch: 2021 - 2030.
b) Tầm nhìn dài hạn: Đến năm 2050.
Theo quy định trên, hiện nay phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với các tỉnh sau: tỉnh Thái Nguyên, tỉnh Vĩnh Phúc.
Nội dung lập quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải đáp ứng yêu cầu gì?
Căn cứ theo Tiểu mục 1 Mục 3 Quyết định 313/QĐ-TTg năm 2022, nội dung lập quy hoạch Thủ đô Hà Nội thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 phải đáp ứng các yêu cầu dưới đây:
- Định hướng phát triển, sắp xếp không gian và phân bố nguồn lực cho các hoạt động kinh tế - xã hội phải đồng bộ với quy hoạch cấp quốc gia, cấp vùng được cấp có thẩm quyền quyết định, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững gắn với bảo vệ môi trường, phòng, chống thiên tai và thích ứng với biến đổi khí hậu; phù hợp với bối cảnh hội nhập quốc tế, các cam kết trong các điều ước quốc tế đa phương và song phương mà Việt Nam là thành viên.
- Đảm bảo tính liên kết, thống nhất đồng bộ với điều chỉnh tổng thể Quy hoạch chung xây dựng Thủ đô, khai thác và sử dụng hiệu quả hệ thống kết cấu hạ tầng hiện có giữa các ngành, các vùng liên huyện, các địa phương trên địa bàn Thủ đô và tăng cường liên kết vùng; xác định cụ thể các khu vực sử dụng cho mục đích quân sự, quốc phòng, an ninh ở cấp thành phố, liên huyện và định hướng bố trí trên địa bàn cấp huyện.
- Xây dựng và cụ thể hóa các quan điểm chỉ đạo về phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm sự phát triển cân bằng giữa kinh tế, an sinh xã hội, bảo vệ môi trường, giữ vững an ninh, quốc phòng, chủ quyền quốc gia.
- Ứng dụng công nghệ hiện đại, số hóa, thông tin, cơ sở dữ liệu trong quá trình lập quy hoạch; đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật và phù hợp với yêu cầu phát triển, hội nhập quốc tế và liên kết vùng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 4 tháng 12 là ngày gì? 4/12/2024 là ngày bao nhiêu âm? Tháng 12 2024 có ngày lễ nào ở Việt Nam NLĐ được nghỉ không?
- Khu vực cấm hoạt động khoáng sản bao gồm những khu vực nào?
- Bác sĩ nhưng phạm vi hành nghề y học cổ truyền có được tham dự kiểm tra đánh giá năng lực để cấp Giấy phép hành nghề đối với chức danh bác sỹ không?
- Thời gian và nội dung tuyên truyền kỷ niệm 76 năm Ngày Nhân quyền thế giới (10/12/1948 - 10/12/2024)?
- Lịch thi Violympic cấp trường 2024 - 2025 chi tiết nhất? Còn mấy ngày nữa thi?