Từ khoá: Số Hiệu, Tiêu đề hoặc Nội dung ngắn gọn của Văn Bản...

Đăng nhập

Đang tải văn bản...

Quyết định 2914/QĐ-UBND 2021 bổ sung ngân hàng tên đường phố Hải Phòng

Số hiệu: 2914/QĐ-UBND Loại văn bản: Quyết định
Nơi ban hành: Thành phố Hải Phòng Người ký: Lê Khắc Nam
Ngày ban hành: 08/10/2021 Ngày hiệu lực: Đã biết
Ngày công báo: Đang cập nhật Số công báo: Đang cập nhật
Tình trạng: Đã biết

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2914/QĐ-UBND

Hải Phòng, ngày 08 tháng 10 năm 2021

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT BỔ SUNG TÊN ĐẶT VÀO NGÂN HÀNG TÊN ĐƯỜNG, PHỐ VÀ CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015 và Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;

Căn cứ Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên đường, ph và công trình công cộng;

Căn cứ Thông tư số 36/2006/TT-BVHTT ngày 20/3/2006 của Bộ Văn hóa Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) về việc hướng dẫn thực hiện một số điều của Quy chế đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng ban hành kèm theo Nghị định số 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ;

Căn cứ các Quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố: s 2974/QĐ-UBND ngày 12/11/2018 về việc ban hành Quy chế xác lập, quản lý và sử dụng Ngân hàng tên đường, ph và công trình công cộng thành phố Hải Phòng và s 2975/QĐ-UBND ngày 12/11/2018 về việc phê duyệt Đề án Ngân hàng tên đường, ph và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Hải Phòng;

Xét đề nghị của Sở Văn hóa và Thể thao - Cơ quan thường trực Hội đồng Tư vấn đặt tên, đổi tên đường, ph, công trình công cộng thành phố Hải Phòng tại Công văn s 2163/SVHTT-TTrHĐTV ngày 04/10/2021 về việc phê duyệt bổ sung tên đặt vào Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt bổ sung tên đặt vào Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Hải Phòng, cụ thể như sau:

Tổng số: 28 tên, trong đó:

- 13 tên là tên danh nhân có công với đất nước và thành phố Hải Phòng.

- 02 tên là tên địa danh nổi tiếng, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa của đất nước.

- 13 tên là tên địa danh đã quen dùng từ xa xưa, đã ăn sâu vào tiềm thức của Nhân dân.

(Danh sách tên đặt chi tiết kèm theo Công văn s 2163/SVHTT-TTrHĐTV ngày 04/10/2021 của Sở Văn hóa và Thể thao).

Điều 2. Tổ chức thực hiện:

- Giao Sở Văn hóa và Thể thao chủ trì, phối hợp với Hội đồng Tư vấn đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng thành phố Hải Phòng và các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Hải Phòng và đúng quy định hiện hành.

- Giao các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan căn cứ chức năng, quyền hạn và nhiệm vụ, chủ động phối hợp chặt chẽ với Sở Văn hóa và Thể thao triển khai thực hiện theo quy định; đảm bảo ý nghĩa, thiết thực và hiệu quả.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân thành phố; Giám đốc các Sở, ngành: Văn hóa và Thể thao, Nội vụ, Giao thông vận tải, Xây dựng, Tư pháp, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, Khoa học và Công nghệ, Giáo dục và Đào tạo, Y tế, Thông tin và Truyền thông; Công an thành phố, Đài Phát thanh và Truyền hình Hải Phòng, Báo Hải Phòng, Chuyên đề An ninh Hải Phòng; Hội đồng Tư vấn đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng thành phố Hải Phòng; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận, huyện; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan căn cứ Quyết định thi hành.

Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- Bộ VHTT&DL;
- TT TU, TT HĐND TP;
- CT, PCT Lê Khắc Nam;
- y ban MTTQ VN TP;
- Liên đoàn LĐ TP;
- VP TU, Ban TG TU;
- VP Đoàn ĐB QH&HĐND TP;
- Ban VHXH HĐND TP;
- CVP, PCVP Trần Huy Kiên;
- Phòng: VX, NC&KTGS;
- Các CV: VH, XD, GT, TH;
- Lưu: VT.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Khắc Nam

 

UBND THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
SỞ VĂN HÓA VÀ THỂ THAO
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 2163/SVHTT-TTrHĐTV
V/v ban hành Quyết định bổ sung tên vào Ngân hàng tên đường, phố, công trình công cộng thành phố Hải Phòng

Hải Phòng, ngày 4 tháng 10 năm 2021

 

Kính gửi: Ủy ban nhân dân thành phố.

Thực hiện chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố tại Công văn số 4482/UBND-TH ngày 07/7/2021 về việc triển khai Nghị quyết về Kế hoạch tổ chức các kỳ họp thường lệ năm 2021, trong đó giao Sở Văn hóa và Thể thao tham mưu Ủy ban nhân dân thành phố chuẩn bị hồ sơ Nghị quyết về đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố, trình tại kỳ họp Hội đồng nhân dân thường lệ cuối năm 2021.

Căn c Quyết định 2974/QĐ-UBND ngày 12/11/2018 của Ủy ban nhân dân thành phố về việc phê duyệt ban hành quy chế xác lập, quản lý và sử dụng Ngân hàng tên đường, ph và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Hải Phòng.

Sở Văn hóa và Th thao - Cơ quan thường trực của Hội đng Tư vn đặt tên, đổi tên đường, phố và công trình công cộng thành phố và các cơ quan, đơn vị, địa phương lựa chọn, đề xuất tên đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố bổ sung vào Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng thành phố theo quy định tại Nghị định 91/2005/NĐ-CP ngày 11/7/2005 của Chính phủ ban hành Quy chế đặt tên, đổi tên, đường, phố và công trình công cộng. Tổ chức xin ý kiến các thành viên Hội đồng.

Trên cơ sở ý kiến tham gia, Sở Văn hóa và Thể thao đã tổng hợp, bổ sung và hoàn thiện 28 tên, trong đó 13 tên là danh nhân có công với đất nước và thành phố Hải Phòng; 02 tên là tên địa danh nổi tiếng, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa của đất nước; 13 tên là địa danh đã quen dùng từ xa xưa, đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân (Có Danh sách kèm theo).

Sở Văn hóa và Thể thao trân trọng đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố xem xét phê duyệt.

Trân trọng./.

 


Nơi nhận:
- Như trên;
- TTr HĐND TP;
- Ông Lê Khắc Nam - PCT UBNDTP;
- Ban VHXH-HĐND TP;
- GĐ, các PGĐ Sở;
- Lưu: VT, QLDSVH.

GIÁM ĐỐC




Trần Thị Hoàng Mai

 

DANH SÁCH TÊN ĐẶT BỔ SUNG VÀO NGÂN HÀNG TÊN ĐƯỜNG, PHỐ, CÔNG TRÌNH CÔNG CỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
(Kèm theo Công văn số 2163/SVHTT-TTrHĐTV ngày 04/10/2021 của Sở Văn hóa và Thể thao)

*Thứ tự tên đặt được sắp xếp theo nhóm và theo ABC

1. Tên danh nhân có công với đất nước và thành phố Hải Phòng (13 tên)

1. NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

Đã đặt tên

Nguyễn Đình Chiểu (1822-1888), là một nhà thơ, nhà văn hóa cận đại của Việt Nam. Nguyễn Đình Chiểu tự Mạnh Trạch, hiệu Trọng Phủ, Hối Trai. Sinh tại làng Tân Khánh, phủ Tân Bình, huyện Bình Dương, tỉnh Gia Định (thuộc Thành phố Hồ Chí Minh ngày nay). Ông sống ở Huế từ 12 đến 19 tuổi. Năm 1843, ông đỗ Tú tài. Năm 1847, ông ra Huế học, chờ thi khoa Kỷ Dậu (1849), nhưng chưa kịp thi thì được tin mẹ mất tại Sài Gòn. Trên đường trở về chịu tang mẹ, ông bị bệnh, mù cả đôi mắt. Năm 1851, ông mở trường dạy học, làm thuốc và sáng tác truyện thơ. Một số tác phẩm nổi tiếng của ông như: Lục Vân Tiên và Dương Từ - Hà Mậu, Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc,... Ông mất năm 1888.

2. TRẦN VĂN GIANG

Chưa đt tên

Thiếu tướng Trần Văn Giang (1924-2016), tên thật là Trần Trọng Riệc, quê xã Vĩnh Long, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng. Ông tham gia cách mạng từ cuối năm 1944. Tháng 3/1945 ông tham gia hoạt động cách mạng ở Ninh Giang, Vĩnh Bảo. Tháng 10/1945 ông gia nhập Quân đội nhân dân Việt Nam, được giao giữ nhiều chức vụ quan trọng: Chính ủy Sư đoàn Phòng không Hà Nội; Chính ủy Sư đoàn Phòng không Hải Phòng; Chính ủy, Bí thư Đảng ủy Quân chủng Hải quân. Ông đã tham gia và trực tiếp chỉ huy nhiều trận đánh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, đặc biệt là lực lượng Phòng không Việt Nam trong cuộc kháng chiến chng thực dân Pháp và đế quốc Mỹ xâm lược. Trong Chiến dịch “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972, ông đã tham gia và trực tiếp chỉ huy Sư đoàn Phòng không 361 bắn rơi 25 máy bay B52, 9 máy bay chiến thuật, góp phần vào chiến thng của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến chống để quốc Mỹ.

Ông được Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương cao quý: Huân chương Quân công Hạng Nhất, Hạng Ba; Huân chương Kháng chiến chng Mỹ cứu nước Hạng Nht; Huân chương Chiến thng Hạng Nhì; Huân chương Quân kỳ Quyết thng; Huân chương Chiến sĩ giải phóng Hạng Nhất, Nhì, Ba; Huân chương Chiến sĩ vẻ vang Hạng Nht, Nhì, Ba; Huy chương Vì thế hệ trẻ; Huy hiệu 70 năm tui Đảng.

3. THÍCH TRÍ HẢI

Chưa đặt tên

Thượng tọa Thích Trí Hải (1906 - 1979), tên khai sinh là Đoàn Thanh Tảo, sinh năm 1906 tại làng Quần Phương, xã Hải Trung, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Hà (nay là xã Hải Phương, huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định).

Năm 1922, ông xuất gia tại chùa Mai Xá, Lý Nhân, Nam Hà. Từ năm 1922 đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Hòa thượng tham gia vào nhiều hoạt động của Giáo hội Phật giáo Việt Nam; góp phần quan trọng trong việc thành lập Hội Phật giáo cứu quốc huyện Thủy Nguyên, tỉnh Kiến An (nay thuộc thành phố Hải Phòng).

Sau Cách mạng Tháng Tám, Thượng tọa Trí Hải làm cố vấn cho Bộ trưởng Bộ trưởng Bộ Cứu tế xã hội đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ cộng hòa. Năm 1951, Thượng tọa làm đệ nhất Phó hội chủ Tổng hội Phật giáo Việt Nam; tháng 11/1952 được cử làm Phó trụ trì chùa Quán Sứ. Năm 1955, Thượng tọa Trí Hải thực hiện việc cải cách nơi thờ tự; xây dựng tôn tạo chùa Phật giáo Hải Phòng; Thượng tọa viết báo, phiên dịch nhiều bản kinh, sách quý về đạo Phật. Thượng tọa nhập tịch ngày 7 tháng 6 năm Kỷ Mùi (30/6/1979) tại Hải Phòng, trụ thế 74 tuổi, hoằng đạo 57 năm. Suốt cuộc sống tu tập và hoạt động của mình, Thượng tọa luôn chú tâm xây dựng các mối quan hệ đoàn kết trong nội bộ Phật giáo và gắn kết với các tổ chức xã hội khác.

4. BÙI XUÂN HOÀI

Chưa đặt tên

Bùi Xuân Hoài, có bản dịch là Bùi Xuân Hùng, không rõ năm sinh năm mất. Người làng Đào Yêu, tng Điều Yêu, huyện An Dương nay là thôn Kiều Yêu, xã Hồng Thái, huyện An Dương.

Bia ký ở Văn từ huyện An Dương - nay nằm trong khuôn viên đình Hàng Kênh, quận Lê Chân (huyện An Dương xưa gồm địa bàn huyện An Dương và các quận Hồng Bàng, Lê Chân, Ngô Quyền, Hải An hiện nay) ghi anh em Bùi Xuân Hoài, Bùi Xuân Hồ đỗ Thái học sinh, đều làm quan tại triều (đây là gia đình đầu tiên đỗ đại khoa Nho học ở vùng đất Hải Phòng). Theo sắc phong, đình và miếu làng Điều Yêu, tổng Điều Yêu thờ 3 vị Thành hoàng, trong đó có hai anh em Bùi Xuân Hồ và Bùi Xuân Hoài, đỗ Thái học sinh thời Trần, thế kỷ 13, làm quan tới chức Thị lang Bộ Công, Hành đô đài. Về sau sống cùng các con ở làng Đông Khê (nay là phường Đông Khê, quận Ngô Quyền).

5. NGÔ HÙNG

Chưa đặt tên

Ngô Hùng tên khai sinh là Bùi Vĩnh An (1924-1994), quê quán phường Tràng Cát, quận Hải An, thành phố Hải Phòng. Ông giác ngộ và tham gia phong trào cách mạng từ rất sớm. Năm 1945, ông được cử làm Chỉ huy trưởng lực lượng tự vệ chiến đấu quận Hải An tham gia tấn công vào sân bay Cát Bi. Năm 1946, ông được kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương. Từ năm 1946 đến năm 1976, ông tham gia hot động trong lực lượng quân đội, giữ nhiều vị trí quan trọng: Tham mưu phó, Tham mưu trưởng Quân khu 3, Tham mưu trưởng Bộ Tư lệnh miền Tây; Tham mưu trưởng mặt trận hướng Đông trong chiến dịch H Chí Minh. Năm 1978, ông giữ chức Cục trưởng Cục huấn luyện chiến đấu Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông được phong quân hàm Thiếu tướng năm 1983.

Ông được Nhà nước tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương cao quý: Huân chương Quân công Hạng Nhất, Huân chương chiến công Hạng Nhất, Nhì, Ba, Huy hiệu 40 năm tuổi Đảng.

6. ĐNG KINH

Chưa đt tên

Trung tướng Đặng Kinh (1922-2019), tên thật là Đặng Văn Rợp, nguyên quán phường Bắc Sơn, quận Kiến An, thành phố Hải Phòng. Ông là vị tướng có nhiu nhiu công lao, đóng góp vào sự nghiệp giải phóng và xây dựng đất nước. Ông nguyên là Phó Tng Tham mưu trưởng Quân đội nhân dân Việt Nam, Phó Chủ nhiệm Tổng Cục Xây dựng Kinh tế-B Quốc phòng, Tư lệnh Quân khu 3, Phó Tư lệnh Quân khu Trị Thiên-Huế, Đại biểu Quốc hội khóa VI, Chỉ huy trưởng tỉnh đội Kiến An, Chỉ huy trưởng Thành đội Hải Phòng. Tên tuổi ông gắn liền với trận đánh ngày 07/3/1954, trận tập kích sân bay Cát Bi, dưới sự chỉ huy của ông, 32 cán bộ, chiến sĩ bất ngờ đột nhập sân bay Cát Bi, phá hủy 59 máy bay, phần lớn là máy bay chiến đấu và vận tải hạng nặng. Đây là trận đánh sân bay lớn nhất trong lịch sử kháng chiến chng Pháp, phối hợp có hiệu quả với chiến dịch Điện Biên Phủ, góp phần vào thng lợi của chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cu”.

Ông được nhà nước tặng thưởng nhiều Huân, Huy chương cao quý: Huân chương Hồ Chí Minh, Huân chương Quân công hạng Nhất, hạng Nhì; Huy hiệu 75 năm tuổi Đảng và nhiều phần thưởng cao quý khác.

7. HOÀNG THANH LOAN

Chưa đặt tên

Hoàng Thanh Loan (1942-1967), quê quán thôn Minh Châu, xã Trân Châu, huyện Cát Hải, thành phố Hải Phòng. Ông nhập ngũ năm 1961, giữ chức vụ Trung đội phó tàu C69B, Tiểu đoàn 2, Đoàn 125, Quân chủng Hải quân. Ông đã cùng đng đội vận chuyển nhiều thành công nhiều chuyến hàng, chi viện đắc lực về người và vũ khí, đạn dược cho chiến trường min Nam. Trong một lần vận chuyển hàng, sau khi bàn giao vũ khí, đạn dược tại Ngọc Hiển, Cà Mau, tàu C69B bị địch nghi ngờ, phong tỏa gt gao. Ngày 8/2/1967, Hoàng Thanh Loan cùng đồng đội đã chiến đấu kiên cường, dụ địch ra khỏi hướng tàu C69B. Hoàng Thanh Loan đã bị địch bắt, tra tấn dã man và giết hại.

Ngày 9/10/2014, ông được Đảng và Nhà nước truy tặng danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.

8. THÁI PHIÊN

Đã đặt tên

Thái Phiên (1882 - 1916) hiệu là Nam Thạnh, Cô Đà Nam Xương, quê làng Nghi An, xã Hoà Phát, nay thuộc huyện Hoà Vang, thành phố Đà Nng. Thuở nhỏ, ông học chữ Hán, sau theo Tây học, rồi đi làm thuê cho nhà thầu khoán Le Roy, người Pháp ở Đà Nng. Năm 1903, ông tham gia phong trào Duy Tân, Đông du với cụ Phan Bội Châu. Năm 1908, tham gia phong trào chống thuế ở Trung Kỳ. Năm 1913, ông tham gia Việt Nam Quang Phục Hội. Năm 1916, gặp vua Duy Tân bàn về kế hoạch lật đ Pháp. Khởi nghĩa nổ ra vào 1 giờ sáng ngày 03/5/1916 do Thái Phiên và Trần Cao Vân làm lãnh tụ nhưng kế hoạch khởi nghĩa bị lộ, vua Duy Tân, Thái Phiên, Trần Cao Vân và nhiều người bị bắt. Ngày 17/5/1916, ông và các đng chí của mình bị thực dân Pháp đem ra xử tử tại bãi chém An Hoà, Huế.

9. HOA DUY THÀNH

Chưa đặt tên

Hoa Duy Thành người trang Linh Đông, huyện Vĩnh Lại, phủ Hạ Hồng, lộ Hải Dương (nay là thôn Hà cầu, xã Đồng Minh, huyện Vĩnh Bảo, thành phố Hải Phòng), là người tinh thông binh thư và võ nghệ. Ông tham gia đạo quân của Trn Hưng Đạo đánh tan quân xâm lược Nguyên - Mông trên sông Bạch Đằng năm 1288.

10. TRẦN QUỐC THÀNH

Chưa đặt tên

Trần Quốc Thành thuộc dòng dõi tôn thất nhà Trần. Năm 1285, ông tham gia quân đội chống giặc Nguyên - Mông xâm lược. Ông đã xây dựng kho quân lương ở xã Hà Đới, huyện Tiên Minh (nay là thôn Hà Đới, xã Tiên Thanh, huyện Tiên Lãng). Năm 1288, dưới sự chỉ huy của Trần Hưng Đạo ông tham gia trận phục kích trên sông Bạch Đng, đánh tan quân xâm lược Nguyên - Mông.

11. NGUYỄN TT T

Đã đặt tên

Nguyễn Tất Tố (913-984), còn có tên là đô đốc Kiên, Nguyễn Hải,... Ông là đô đốc thủy quân giúp Ngô Quyền đánh tan quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938.

Nguyễn Tất Tố giỏi bơi lội và võ nghệ. Khi Ngô Quyền đưa quân về vùng An Dương xây đồn, chiêu mộ nhân tài, hào kiệt chuẩn bị đánh quân Nam Hán, Nguyễn Tất Tố đã cùng Đào Nhuận tham gia và được Ngô Quyn trọng dụng giao làm gia tướng. Trong trận đánh quân Nam Hán trên sông Bạch Đằng năm 938, Nguyễn Tất Tố đem 20 thuyền nhẹ ra cửa biển khiêu chiến, nhử giặc vào trận địa cọc đã được quân ta bày sẵn trên sông Bạch Đằng, góp phần vào việc tiêu diệt Hong Thao, đánh tan quan Nam Hán trên sông Bạch Đng.

12. NGUYỄN HUY TƯỞNG

Chưa đặt tên

Nhà văn Nguyễn Huy Tưởng (1912-1960), quê gốc làng Dục Tú, phủ Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh (nay thuộc Đông Anh, Hà Nội). Năm 9 tuổi ông chuyển về sống tại ngõ Quảng Lạc, phố Cầu Đất, Hải Phòng và học tại Trường Bonnan (nay là Trường THPT Ngô Quyn) và tham gia phong trào yêu nước từ năm 1930. Ông tham gia nhóm nhạc Đông Vọng, Việt Minh, nhóm Văn hóa cứu quốc và làm Tng thư ký Hội Truyền bá Quốc ngữ Hải Phòng. Trong kháng chiến chống Pháp ông hoạt động văn hóa văn nghệ tại chiến khu Việt Bc (thành viên Tiu ban Văn nghệ Trung ương Đảng). Ông đạt nhiu giải thưởng văn học, được Nhà nước trao tặng Giải thưởng H Chí Minh năm 1996.

13. NGUYN TRÃI

Đã đặt tên

Nguyễn Trãi (1380-1442), hiệu là c Trai, quê ở Chi Ngại (Chí Linh, Hải Dương) sau rời về Nhị Khê (Thường Tín, Hà Nội). Cha là Nguyễn Phi Khanh, mẹ là Trần Thị Thái, ông ngoại là quan tư đồ Trần Nguyên Đán. Ông ngoại và cha đu là người có lòng yêu nước thương dân. Nguyễn Trãi đã được thừa hưởng tấm lòng vì dân vì nước y.

Lên sáu tuổi, mẹ mất, lên mười tuổi, ông ngoại qua đời; Nguyễn Trãi về ở Nhị Khê nơi cha dạy học. Năm 1400, ông đỗ Thái học sinh, làm quan cho nhà Hồ. Năm 1407, giặc Minh sang cướp nước ta, Nguyễn Phi Khanh bị bt đem về Trung Quốc cùng với cha con Hồ Quí Ly và các triều thần khác. Nguyễn Trãi và em trai đi theo chăm sóc cha, khi quay trở lại thì bị giặc Minh bt giữ ở Đông Quan. Trốn thoát khỏi tay giặc, ông náu mình trong nhân dân, tìm đường theo Lê Lợi, dâng Bình Ngô sách, tham gia khởi nghĩa Lam Sơn, là vị quân sư xuất sắc giúp Lê Lợi các chiến lược, chiến thuật trong kháng chiến chng quân Minh xâm lược. Năm 1428, ông bị nghi oan và bị bắt giam, sau đó, ông được tha nhưng không được tin dùng nên ông xin về Côn Sơn (nay thuộc Chí Linh, Hải Dương) để ở ẩn. Khi Lê Thái Tông lên ngôi đã vời ông ra làm việc nước. Ngày 01/9/1442, sau khi vua Lê Thái Tông đi duyệt võ, vào Côn Sơn thăm Nguyễn Trãi, sau đó về đến Trại Vải (Lệ Chi Viên, Bắc Ninh) thì mất đột ngột, khi đó có Nguyn Thị Lộ, người thiếp của Nguyễn Trãi theo hầu bên cạnh. Bọn triều thần nhân cơ hội, vu cho ông tội mưu giết vua, khiến ông nhận án tru di tam tộc. Năm 1464, vua Lê Thánh Tông đã giải oan cho Nguyễn Trãi.

Nguyễn Trãi là một nhà chính trị, một nhà quân sự, một nhà ngoại giao, một nhà văn hóa lớn. Năm 1980, ông được tổ chức UNESCO công nhận là Danh nhân văn hóa thế giới.

2. Tên địa danh nổi tiếng, có giá trị tiêu biểu về lịch sử, văn hóa của đất nước (02 tên)

1. ĐÀ NẴNG

Đã đặt tên

Đà Nng là thành phố trực thuộc trung ương, nằm trong vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, là thành phố trung tâm lớn nhất khu vực miền Trung - Tây Nguyên.

Thành phố Đà Nng là thành phố tổng hợp đa ngành, đa lĩnh vực; trung tâm chính trị, kinh tế, xã hội với vai trò là trung tâm công nghiệp, tài chính, du lịch, dịch vụ, văn hóa, giáo dục - đào tạo, y tế chất lượng cao, khoa học - công nghệ, khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo của khu vực Miền Trung - Tây Nguyên và cả nước; trung tâm tổ chức các sự kiện tầm khu vực và quốc tế. Trong nhũng năm gần đây, Đà Nng tích cực đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, cải thiện môi trường, nâng cao an sinh xã hội.

Trong những năm 1960, thành phố Hải Phòng và thành phố Đà Nng đã trở thành thành phố kết nghĩa. Trong hơn 60 năm qua, thành phố Đà Nng và thành phố Hải Phòng đã cùng nhau đng hành trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc.

2. HÀ NỘI

Chưa đặt tên

Hà Nội là thủ đô nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là 1 trong 2 đô thị loại đặc biệt của cả nước. Hà Nội nằm phía Tây Bắc đồng bằng châu thổ sông Hồng, có diện tích 3.358,6km2, dân số hơn 8 triệu người, có 30 đơn vị hành chính cấp huyện với 12 quận, 17 huyện và 1 thị xã.

Hà Nội là kinh đô của hu hết các vương triều phong kiến tại Việt Nam trước đây. Năm 1010, vua Lý Thái Tổ quyết định dời đô từ Hoa Lư (Ninh Bình) về vùng đất này và lấy tên là “Thăng Long”. Trong suốt các triều đại Lý, Trần, Lê, Mạc, kinh thành Thăng Long là trung tâm văn hóa, giáo dục và buôn bán của cả nước. Sau khi nhà Nguyễn Tây Sơn lên nắm quyền, chuyn kinh đô về Huế, sau đó Thăng Long đổi tên thành Hà Nội (1831). Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Hà Nội trở thành thủ đô của nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa nay là nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Với vai trò thủ đô, Hà Nội là nơi tập trung nhiều địa điểm văn hóa giải trí, công trình thể thao quan trọng của đất nước, đồng thời cũng là địa điểm được lựa chọn để tổ chức nhiều sự kiện chính trị và thể thao quốc tế. Có truyền thống văn hóa lâu đời với hệ thống di tích dày đặc, nhiều lễ hội truyền thống, làng nghề và nền ẩm thực phòng phú. Năm 1999, Hà Nội được UNESCO trao tặng danh hiệu “Thành phố vì hòa bình”, Khu Hoàng thành Thăng Long cũng được tổ chức UNESCO công nhận là di sản văn hóa thế giới.

3. Tên địa danh đã quen dùng từ xa xưa, đã ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân (13 tên)

1. AN LẬP

Chưa đặt tên

Đây là tên gọi địa danh thuộc phường Hòa Nghĩa, quận Dương Kinh. Tên gọi đã có từ lâu, đã ăn sâu vào tiềm thức nhân dân địa phương.

2. BIÊN HÒA

Chưa đặt tên

Những năm 1979, 1980 của thế kỷ trước, khu hành chính Bàng La được chuyển thành xã Bàng La, thị xã Đồ Sơn với 5 thôn: Đại Thắng, Đại Phong, Tiểu Bàng, Đồng Tiến 1, Đồng Tiến 2, thôn Đồng Tiến 2 được chia thành 2 xóm, Điện Biên và Biên Hòa. Năm 2017, xã Bàng La được nâng cấp lên thành phường, căn cứ sô hộ dân, địa lý hành chính, xóm Biên Hòa được nâng cấp lên thành Tổ dân phố Biên Hòa, gắn liền với sự phát triển kinh tế, đời sống văn hóa xã hội, an ninh quốc phòng của địa phương trước đây và ngày nay.

3. ĐẦM HOÀNG

Chưa đặt tên

Đầm Hoàng là tên của một đầm nước nằm trong hệ thống đầm hồ, nhánh lạch nước chạy từ lạch Liêm Khê thuộc khu vực xã Dư Hàng Kênh xưa, sau bồi lấp thành đất sản xuất của nhân dân Trại Lẻ (nay thuộc phường Kênh Dương, quận Lê Chân). Đây là địa danh có từ xa xưa, nhân dân tại khu vực Trại Lẻ đã quen gọi; tới nay, đm không còn, song địa danh này đã ăn sâu vào tim thức nhân dân địa phương.

4. ĐM TRIỀU

Chưa đặt tên

Đầm Triều là tên một đầm thủy sản, cấy lúa trước đây, sau do quá trình bồi đáp và mở mang của dân làng tổng Đống Khê bên sông Lạch Tray mà trở thành nơi sinh sống của người dân như ngày nay (thuộc các phường Quán Trữ, Đông Hòa và Lâm Hà quận Kiến An). Đây là tên gọi địa danh có từ lâu, đã ăn sâu vào tiềm thức nhân dân địa phương.

5. ĐNG QUY

Chưa đặt tên

Đồng Quy vốn tên của một xã do sự hợp nhất của hai làng cổ Đồng Tải và Quy Tức thuộc xã Bắc Hà cũ của quận Kiến An. Đồng Quy là một trong những thôn nổi tiếng về khai thác gỗ phục vụ xây dựng trường học và nhà trẻ vào những năm 1970. Đây là tên gọi địa danh có từ lâu, đã ăn sâu vào tiềm thức nhân dân địa phương.

6. HẢI THÀNH

Chưa đặt tên

Đây là tên gọi địa danh của vùng đất bồi ven sông Lạch Tray. Từ năm 1977, thành phố Hải Phòng tổ chức đưa nhân dân các xã của huyện Thụy Anh ra khai hoang, làm kinh tế mới. Năm 1983, thành lập 2 xã Hải Thành và Tân Thành huyện Kiến Thụy (nay là phường Hải Thành, quận Dương Kinh).

7. HẠNH PHÚC

Chưa đặt tên

Hạnh Phúc là tên của Tổ dân phố được thành lập năm 1994, thuộc phường Tràng Minh, quận Kiến An. Nơi đây vốn là dải đất ven núi thuộc làng Phù Liễn trước đây. Đây là tên gọi địa danh có từ lâu, đã ăn sâu vào tim thức nhân dân địa phương.

8. LONG NHAN

Chưa đặt tên

Long Nhan là tên một dãy núi nằm trên quần đảo Cát Bà, giáp khu Di chỉ khảo cổ học Cái Bèo - là nơi sinh sống của người Việt cổ cách đây hơn 7.000năm.

9. QUẢNG LUẬN

Chưa đặt tên

Trước năm 1813, Quảng Luận là đơn vị hành chính thuộc tổng Phúc Hải, từ năm 1945 thuộc xã Đa Phúc nay là phường Đa Phúc, quận Dương Kinh. Đây là tên gọi địa danh có từ lâu, đã ăn sâu vào tim thức nhân dân địa phương.

10. TÂY KHÊ

Chưa đặt tên

Tây Khê vốn là tên làng cổ từ thế kỷ 17 của xã Đồng Xá tổng Trực Cát, nay thuộc địa bàn hai phường Thành Tô - Cát Bi. Đây là tên gọi địa danh có từ lâu, đã ăn sâu vào tim thức nhân dân địa phương.

11. THỐNG NHT

Chưa đặt tên

Thống Nhất là tên một làng cũ thuộc phường Đông Hải 1, quận Hải An. Đây là tên gọi địa danh có từ lâu, đã ăn sâu vào tiềm thức nhân dân địa phương.

12. THỦY GIANG

Chưa đặt tên

Phường Hải Thành vốn là vùng đất bồi ven sông Lạch Tray, có Hợp tác xã đánh cá của huyện Kiến Thụy, tên là Thủy Giang. Đây là tên gọi địa danh có từ lâu, đã ăn sâu vào tiềm thức nhân dân địa phương.

13. TRÀ KHÊ

Chưa đặt tên

Trà Khê vốn là tên thôn cũ thuộc xã Anh Dũng, nay là phường Anh Dũng, quận Dương Kinh. Đây là tên gọi địa danh có từ lâu, đã ăn sâu vào tiềm thức nhân dân địa phương.

 

Văn bản này chưa cập nhật nội dung Tiếng Anh

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


Quyết định 2914/QĐ-UBND ngày 08/10/2021 phê duyệt bổ sung tên đặt vào Ngân hàng tên đường, phố và công trình công cộng trên địa bàn thành phố Hải Phòng

Bạn Chưa Đăng Nhập Thành Viên!


Vì chưa Đăng Nhập nên Bạn chỉ xem được Thuộc tính của văn bản.
Bạn chưa xem được Hiệu lực của Văn bản, Văn bản liên quan, Văn bản thay thế, Văn bản gốc, Văn bản tiếng Anh,...


Nếu chưa là Thành Viên, mời Bạn Đăng ký Thành viên tại đây


4.174

DMCA.com Protection Status
IP: 3.138.122.90
Hãy để chúng tôi hỗ trợ bạn!