Đội quân nhà Phật là tên gọi do nhân dân nước nào dành tặng cho Quân đội nhân dân Việt Nam?

Đội quân nhà Phật là tên gọi do nhân dân nước nào dành tặng cho Quân đội nhân dân Việt Nam? Quân đội nhân dân Việt Nam gồm lực lượng nào?

Đội quân nhà Phật là tên gọi do nhân dân nước nào dành tặng cho Quân đội nhân dân Việt Nam?

Căn cứ theo Tiểu mục 1 Mục 4 Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 45 năm Ngày chiến thắng chiến tranh bảo vệ biên giới Tây Nam của Tổ quốc và cùng quân dân Campuchia chiến thắng chế độ diệt chủng (07/01/1979 - 07/01/2024) Tại đây có nêu cụ thể như sau:

IV. Phát huy tinh thần chiến thắng, không ngừng vun đắp mối quan hệ láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài giữa Việt Nam và Campuchia ngày càng phát triển
[....]
10 năm làm nhiệm vụ quốc tế cao cả ở Campuchia, cán bộ, chiến sĩ Quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam đã thể hiện rõ ý chí kiên cường, hết lòng vì sự nghiệp cách mạng của nhân dân Campuchia, vượt qua những thử thách cam go, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ; hàng vạn cán bộ, chiến sĩ Quân tình nguyện và chuyên gia Việt Nam đã anh dũng hy sinh trên đất bạn vì nghĩa vụ quốc tế cao cả. Người dân Campuchia đã trìu mến gọi những chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam là bộ đội nhà Phật. Khi tình hình Campuchia đi vào ổn định, ngày 26/9/1989, trước sự chứng kiến của truyền thông quốc tế, các đơn vị cuối cùng của Quân tình nguyện Việt Nam rút quân về nước trong sự lưu luyến của nhân dân xứ Chùa Tháp.
[....]

Theo đó, người dân Campuchia đã trìu mến gọi những chiến sĩ quân tình nguyện Việt Nam là bộ đội nhà Phật. Khi tình hình Campuchia đi vào ổn định, ngày 26/9/1989, trước sự chứng kiến của truyền thông quốc tế, các đơn vị cuối cùng của Quân tình nguyện Việt Nam rút quân về nước trong sự lưu luyến của nhân dân xứ Chùa Tháp.

Như vậy, Đội quân nhà Phật là tên gọi do nhân dân nước Campuchia dành tặng cho Quân đội nhân dân Việt Nam.

* Trên đây là thông tin Đội quân nhà Phật là tên gọi do nhân dân nước nào dành tặng cho Quân đội nhân dân Việt Nam?

Đội quân nhà Phật là tên gọi do nhân dân nước nào dành tặng cho Quân đội nhân dân Việt Nam?

Đội quân nhà Phật là tên gọi do nhân dân nước nào dành tặng cho Quân đội nhân dân Việt Nam? (Hình từ Internet)

Quân đội nhân dân Việt Nam gồm lực lượng nào?

Căn cứ theo Điều 25 Luật Quốc phòng 2018 quy định về Quân đội nhân dân như sau:

Điều 25. Quân đội nhân dân
1. Quân đội nhân dân là lực lượng nòng cốt của lực lượng vũ trang nhân dân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, bao gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên. Lực lượng thường trực của Quân đội nhân dân có Bộ đội chủ lực và Bộ đội địa phương.
Ngày 22 tháng 12 hằng năm là ngày truyền thống của Quân đội nhân dân, ngày hội quốc phòng toàn dân.
2. Quân đội nhân dân có chức năng, nhiệm vụ sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu bảo vệ Tổ quốc; thực hiện công tác vận động, tuyên truyền chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; lao động sản xuất, kết hợp quốc phòng với kinh tế - xã hội, tham gia phòng thủ dân sự, cùng toàn dân xây dựng đất nước; thực hiện nghĩa vụ quốc tế.
3. Nhà nước xây dựng Quân đội nhân dân cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, từng bước hiện đại, có lực lượng thường trực hợp lý, lực lượng dự bị động viên hùng hậu; một số lực lượng tiến thẳng lên hiện đại.
4. Tổ chức, nhiệm vụ, chế độ phục vụ và chế độ, chính sách của Quân đội nhân dân theo quy định của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam, Luật Quân nhân chuyên nghiệp, công nhân và viên chức quốc phòng, Luật Nghĩa vụ quân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Theo đó, Quân đội nhân dân Việt Nam gồm lực lượng thường trực và lực lượng dự bị động viên.

Chính sách của Nhà nước về quốc phòng cụ thể ra sao?

Căn cứ Điều 4 Luật Quốc phòng 2018 quy định chính sách của Nhà nước về quốc phòng như sau:

- Củng cố, tăng cường nền quốc phòng toàn dân, sức mạnh quân sự để xây dựng, bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, góp phần bảo vệ hòa bình ở khu vực và trên thế giới.

- Thực hiện độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, hải đảo, vùng biển và vùng trời; thực hiện chính sách hòa bình, tự vệ; sử dụng các biện pháp chính đáng, thích hợp để phòng ngừa, ngăn chặn, đẩy lùi, đánh bại mọi âm mưu và hành vi xâm lược.

- Thực hiện đối ngoại quốc phòng phù hợp với đường lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển; chống chiến tranh dưới mọi hình thức; chủ động và tích cực hội nhập, mở rộng hợp tác quốc tế, đối thoại quốc phòng, tạo môi trường quốc tế thuận lợi cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; không tham gia lực lượng, liên minh quân sự của bên này chống bên kia; không cho nước ngoài đặt căn cứ quân sự hoặc sử dụng lãnh thổ của Việt Nam để chống lại nước khác; không đe dọa hoặc sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; giải quyết mọi bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hòa bình trên nguyên tắc tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau, bình đẳng, cùng có lợi; phù hợp với Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế có liên quan mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.

- Huy động nguồn lực của cơ quan, tổ chức, cá nhân trong nước để thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.

- Khuyến khích, tạo điều kiện để cơ quan, tổ chức, cá nhân ủng hộ vật chất, tài chính, tinh thần cho quốc phòng trên nguyên tắc tự nguyện, không trái với pháp luật Việt Nam và phù hợp với luật pháp quốc tế.

- Phát triển khoa học và công nghệ để xây dựng nền quốc phòng toàn dân, lực lượng vũ trang nhân dân, công nghiệp quốc phòng, an ninh đáp ứng nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

- Nhà nước có chính sách ưu đãi đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng; có chính sách đặc thù ở khu vực biên giới, hải đảo, vùng chiến lược, trọng điểm, địa bàn xung yếu về quốc phòng.

- Nhà nước ghi nhận công lao và khen thưởng cơ quan, tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ quốc phòng.

Quân đội nhân dân
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Quân đội nhân dân
Hỏi đáp Pháp luật
Truyền thống Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam được khái quát như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quân đội nhân dân Việt Nam có bao nhiêu binh chủng?
Hỏi đáp Pháp luật
Tên gọi của Quân đội nhân dân Việt Nam trong kháng chiến chống thực dân Pháp là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi mới ra đời Quân đội Nhân dân Việt Nam có bao nhiêu người?
Hỏi đáp Pháp luật
Binh nghiệp là gì? Chức năng nhiệm vụ của Quân đội nhân dân là gì? Trách nhiệm của sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Quy định về mặc Tiểu lễ phục mùa đông trong Quân đội mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam được thể hiện như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Đề án kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Vị tướng nào của Quân đội nhân dân Việt Nam là Tư lệnh Chiến dịch Hồ Chí Minh (1975)?
Hỏi đáp Pháp luật
Truyền thống của Quân đội nhân dân Việt Nam được khái quát như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Quân đội nhân dân
Nguyễn Thị Hiền
5,779 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Quân đội nhân dân

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Quân đội nhân dân

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào