Ngày 4 tháng 1 là ngày gì? Ngày 4 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?

Ngày 4 tháng 1 là ngày gì? Ngày 4 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? Có bao nhiêu dạng tật? Người khuyết tật được bảo đảm thực hiện các quyền nào?

Ngày 4 tháng 1 là ngày gì? Ngày 4 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?

Ngày Chữ Nổi Thế Giới (World Braille Day) được tổ chức vào ngày 4 tháng 1 hàng năm, nhằm tôn vinh phát minh chữ nổi và nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của chữ nổi đối với người khiếm thị và người có thị lực kém.

Như vậy, ngày 4 tháng 1 hằng năm là ngày Chữ Nổi Thế Giới. Theo lịch Vạn niên, ngày 4 tháng 1 năm 2025 nhằm ngày 05/12/2024 âm lịch

Hệ thống chữ nổi là một hệ thống sử dụng 6 chấm nổi xếp thành 3 hàng 2 cột, thể hiện các chữ cái, số và ký hiệu thông qua sự sắp xếp khác nhau của các chấm nổi. Người sử dụng "đọc" loại chữ này bằng cách cảm nhận sự sắp xếp của các chấm nổi bằng ngón tay.

Tính đơn giản của hệ thống chữ nổi này cho phép việc sản xuất ấn phẩm cho người khiếm thị với số lượng lớn trở nên dễ dàng hơn, giúp hàng triệu người có cơ hội được giáo dục cũng như đọc các ấn phẩm dễ dàng như người sáng mắt.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) báo cáo, những người khiếm thị có nhiều khả năng phải đối mặt với tỷ lệ nghèo đói và thiệt thòi cao hơn những người sáng mắt. Chính vì vậy, chữ nổi là một trong những công cụ cơ bản giúp người khiếm thị có được các quyền và sự bình đẳng.

Công ước Quốc tế về Quyền của Người Khuyết tật (CPRD) khẳng định, chữ nổi tương đương một phương tiện giao tiếp; là điều cần thiết trong giáo dục, tự do ngôn luận và ý kiến, tiếp cận thông tin và hòa nhập xã hội cho những người sử dụng nó.

Mặc dù không phải một ngày lễ chính thức tại đa số các quốc gia, nhưng Ngày Chữ nổi Thế giới đã mang đến cho cộng đồng và các tổ chức phi chính phủ một cơ hội nâng cao nhận thức của mọi người về những vấn đề mà người khiếm thị gặp phải cũng như về tầm quan trọng của chữ Braille.

Ngày 4 tháng 1 là ngày gì? Ngày 4 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?

Ngày 4 tháng 1 là ngày gì? Ngày 4 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm? (Hình từ Internet)

Có bao nhiêu dạng tật?

Căn cứ Điều 3 Luật Người khuyết tật 2010 quy định dạng tật và mức độ khuyết tật:

Điều 3. Dạng tật và mức độ khuyết tật
1. Dạng tật bao gồm:
a) Khuyết tật vận động;
b) Khuyết tật nghe, nói;
c) Khuyết tật nhìn;
d) Khuyết tật thần kinh, tâm thần;
đ) Khuyết tật trí tuệ;
e) Khuyết tật khác.
2. Người khuyết tật được chia theo mức độ khuyết tật sau đây:
a) Người khuyết tật đặc biệt nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
b) Người khuyết tật nặng là người do khuyết tật dẫn đến không thể tự thực hiện một số việc phục vụ nhu cầu sinh hoạt cá nhân hàng ngày;
c) Người khuyết tật nhẹ là người khuyết tật không thuộc trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản này.
3. Chính phủ quy định chi tiết về dạng tật và mức độ khuyết tật quy định tại Điều này.

Theo đó, dạng tật được phân loại sau:

[1] Khuyết tật vận động là tình trạng giảm hoặc mất chức năng cử động đầu, cổ, chân, tay, thân mình dẫn đến hạn chế trong vận động, di chuyển.

[2] Khuyết tật nghe, nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói.

[3] Khuyết tật nhìn là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhìn và cảm nhận ánh sáng, màu sắc, hình ảnh, sự vật trong điều kiện ánh sáng và môi trường bình thường.

[4] Khuyết tật thần kinh, tâm thần là tình trạng rối loạn tri giác, trí nhớ, cảm xúc, kiểm soát hành vi, suy nghĩ và có biểu hiện với những lời nói, hành động bất thường.

[5] Khuyết tật trí tuệ là tình trạng giảm hoặc mất khả năng nhận thức, tư duy biểu hiện bằng việc chậm hoặc không thể suy nghĩ, phân tích về sự vật, hiện tượng, giải quyết sự việc.

[6] Khuyết tật khác là tình trạng giảm hoặc mất những chức năng cơ thể khiến cho hoạt động lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn mà không thuộc các trường hợp trên

Người khuyết tật được bảo đảm thực hiện các quyền nào?

Căn cứ Điều 4 Luật Người khuyết tật 2010 quy định người khuyết tật được bảo đảm thực hiện các quyền sau:

- Tham gia bình đẳng vào các hoạt động xã hội

- Sống độc lập, hòa nhập cộng đồng

- Được miễn hoặc giảm một số khoản đóng góp cho các hoạt động xã hội

- Được chăm sóc sức khỏe, phục hồi chức năng, học văn hóa, học nghề, việc làm, trợ giúp pháp lý, tiếp cận công trình công cộng, phương tiện giao thông, công nghệ thông tin, dịch vụ văn hóa, thể thao, du lịch và dịch vụ khác phù hợp với dạng tật và mức độ khuyết tật

- Các quyền khác theo quy định của pháp luật.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Phan Vũ Hiền Mai
254 lượt xem
Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Đào Pi là gì? Hướng dẫn cách đào Pi nhanh trên điện thoại 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2 có ý nghĩa như thế nào trong trong ngành y tế? Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27 tháng 2 có phải là ngày lễ lớn của Việt Nam?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách rút Pi về ví nhanh nhất? Tài khoản giao dịch điện tử được sử dụng để làm gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Các bước bán Pi Network trên điện thoại chi tiết, đơn giản 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Lời chúc 27 2 cho bố mẹ?
Hỏi đáp Pháp luật
1 Pi bằng bao nhiêu tiền Việt Nam? Xem giá Pi ở đâu? Tiền ảo Pi có được coi là phương tiện thanh toán hợp pháp theo quy định của pháp luật VN không?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 24 tháng 2 năm 2025 là thứ mấy? Ngày 24 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 27 tháng 2 là ngày gì? Ngày 27 tháng 2 là thứ mấy? Ngày 27 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
Hỏi đáp Pháp luật
Đồng Pi Network được lên sàn vào ngày nào? Sử dụng Đồng Pi Network để thanh toán giao dịch bị xử phạt bao nhiêu?
Hỏi đáp Pháp luật
Viết bài văn tả một người em chỉ gặp một vài lần nhưng nhớ mãi lớp 5 hay nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tìm hiểu Pháp luật có thể đặt câu hỏi tại đây.

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào