Tỉnh Phú Thọ có bao nhiêu thành phố, thị xã, huyện? Tỉnh Phú Thọ giáp với tỉnh nào?
Tỉnh Phú Thọ có bao nhiêu thành phố, thị xã, huyện? Tỉnh Phú Thọ giáp với tỉnh nào?
Căn cứ theo Mục 1 Quyết định 1579/QĐ-TTg năm 2023 quy định như sau:
I. PHẠM VI, RANH GIỚI QUY HOẠCH
Phạm vi, ranh giới lập quy hoạch: Tỉnh Phú Thọ với tổng diện tích tự nhiên 3.534,6 km2 gồm 13 đơn vị hành chính gồm thành phố Việt Trì, thị xã Phú Thọ và 11 huyện (Lâm Thao, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Thanh Ba, Đoan Hùng, Phù Ninh, Thanh Thủy, Tam Nông). Ranh giới tọa độ địa lý từ 20°55’ đến 21°43’ vĩ độ Bắc và 104°48′ đến 105°27′ kinh độ Đông, thuộc vùng trung du và miền núi phía Bắc. Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang, phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình, phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, phía Đông Nam giáp thành phố Hà Nội, phía Tây giáp tỉnh Sơn La và tỉnh Yên Bái.
Theo đó, tỉnh Phú Thọ có 01 thành phố (thành phố Việt Trì), 01 thị xã (thị xã Phú Thọ), 11 huyện (Lâm Thao, Cẩm Khê, Hạ Hòa, Thanh Sơn, Tân Sơn, Yên Lập, Thanh Ba, Đoan Hùng, Phù Ninh, Thanh Thủy, Tam Nông).
Hiện nay, tỉnh Phú Thọ giáp với những tỉnh dưới đây:
- Phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang.
- Phía Nam giáp tỉnh Hòa Bình.
- Phía Đông giáp tỉnh Vĩnh Phúc, thành phố Hà Nội.
- Phía Tây giáp tỉnh Sơn La và tỉnh Yên Bái.
Tỉnh Phú Thọ có bao nhiêu thành phố, thị xã, huyện? Tỉnh Phú Thọ giáp với tỉnh nào? (Hình từ Internet)
Tỉnh Phú Thọ đặt mục tiêu đến năm 2025 đạt tỷ trọng kinh tế số trong GRDP là bao nhiêu %?
Căn cứ theo tiết b Tiểu mục 2 Mục 2 Quyết định 1579/QĐ-TTg năm 2023 quy định như sau:
II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ CÁC ĐỘT PHÁ PHÁT TRIỂN
[...]
2. Mục tiêu phát triển đến năm 2030
[...]
b) Mục tiêu cụ thể
- Về kinh tế
+ Tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh (GRDP) bình quân thời kỳ 2021-2030 đạt từ 10,5%/năm trở lên.
+ GRDP bình quân theo đầu người năm 2030 đạt 6.000 - 6.200 USD.
+ Cơ cấu GRDP đến năm 2030: Công nghiệp - xây dựng, chiếm 48 - 50%; dịch vụ chiếm 33 - 35%; nông, lâm nghiệp, thuỷ sản chiếm 12 - 14%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 3 - 5%.
+ Huy động vốn đầu tư phát triển toàn xã hội thời kỳ 2021-2030 đạt từ 800 nghìn tỷ đồng trở lên, trong đó tỷ trọng vốn FDI chiếm 19 - 20%.
+ Tốc độ tăng năng suất lao động xã hội bình quân đạt trên 8%/năm trong thời kỳ 2021-2030.
+ Tỷ trọng kinh tế số chiếm khoảng 15% GRDP vào năm 2025 và bằng mức bình quân của cả nước từ năm 2030 trở đi; mức đóng góp năng suất các nhân tố tổng hợp (TFP) đạt 45% vào năm 2030.
+ Thuộc nhóm dẫn đầu của vùng về Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI), Chỉ số cải cách hành chính (PAR index), Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) và Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công (PAPI).
[...]
Theo đó, tỉnh Phú Thọ đặt mục tiêu đến năm 2025 đạt tỷ trọng kinh tế số trong GRDP toàn tỉnh là khoảng 15% và bằng mức bình quân của cả nước từ năm 2030 trở đi.
Có bao nhiêu nhiệm vụ và đột phá chiến lược theo quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050?
Căn cứ theo Tiểu mục 4 Mục 2 Quyết định 1579/QĐ-TTg năm 2023, có 04 nhiệm vụ và đột phá chiến lược theo quy hoạch tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, bao gồm:
- Một trung tâm: Xây dựng và phát triển đô thị Việt Trì trở thành thành phố Lễ hội về với cội nguồn dân tộc Việt Nam, là đô thị trung tâm vùng trung du và miền núi phía Bắc, đạt tiêu chuẩn đô thị loại 1.
- Hai hành lang kinh tế:
+ Hành lang kinh tế dọc tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai;
+ Hành lang kinh tế dọc tuyến cao tốc Bắc - Nam phía Tây; trọng tâm là hình thành các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu đô thị sinh thái nghỉ dưỡng, khu du lịch, dịch vụ có quy mô lớn, tạo đột phá đối với sự phát triển của tỉnh Phú Thọ thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
- Ba đột phá phát triển:
+ Huy động mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, trọng tâm là đầu tư, hoàn thiện kết cấu hạ tầng then chốt: Giao thông liên vùng, hạ tầng khu công nghiệp, cụm công nghiệp, đô thị và du lịch;
+ Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, nguồn lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật;
+ Cải cách hành chính và nâng cao năng lực quản trị địa phương; tập trung cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh; đẩy nhanh tiến trình chuyển đổi số trên 3 trụ cột: Chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
- Bốn nhiệm vụ trọng tâm:
+ Phát huy lợi thế so sánh để phát triển nhanh công nghiệp chế biến, chế tạo, dịch vụ, du lịch; đổi mới mô hình, tổ chức sản xuất trong nông, lâm nghiệp theo hướng hiện đại;
+ Thu hút có hiệu quả nguồn vốn ngoài tỉnh, nâng cao chất lượng, hiệu quả hợp tác, thu hút và quản lý đầu tư;
+ Bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa vùng Đất Tổ;
+ Xây dựng Phú Thọ trở thành Trung tâm của tiểu vùng Tây Bắc ở các lĩnh vực: Du lịch, y tế, giáo dục và đào tạo, thương mại, logistics.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?