Hậu quả của lạm phát như thế nào? Các loại hình lạm phát như thế nào?
Hậu quả của lạm phát như thế nào? Các loại hình lạm phát như thế nào?
(1) Lạm phát là gì?
- Lạm phát là sự tăng mức giá chung các hàng hoá, dịch vụ của nền kinh tế (thưởng tinh bằng chỉ số giá tiêu dùng CPI) một cách liên tục trong một thời gian nhất định.
(2) Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến lạm phát:
+ Chi phi sản xuất tăng cao: việc tăng giả các yếu tố đầu vào của sản xuất (như: xăng, dầu, điện, nguyên liệu,...) đầy chi phi sản xuất tăng cao khiến cho giả cả nhiều loại hàng hoá trên thị trường tăng gây lạm phát.
+ Cầu tăng cao: do có yếu tố tác động làm tổng cầu tăng cao nhưng tổng cung không thay đổi dẫn đến mức giả chung tăng gây lạm phát
+ Phát hành thừa tiền trong lưu thông khi lượng tiền phát hành vượt quá mức cần thiết làm xuất hiện tinh trạng người giữ tiền sẵn sàng bỏ ra số tiền lớn hơn để mua một đơn vị hàng hoá, làm cho giá cả hàng hoá leo thang gây lạm phát.
(3) Hậu quả của lạm phát như thế nào?
Hậu quả của lạm phát như sau: Lạm phát cao gây hậu quả tiêu cực đến hoạt động của nền kinh tế và mọi mặt đời sống xã hội.
Cụ thể như sau:
- Giá cả các yếu tố đầu vào sản xuất tăng cao khiến chi phí tăng, tác động trực tiếp đến việc giảm quy mô đầu tư, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp làm cho kinh tế suy thoái và thắt nghiệp gia tăng.
Giá cả các hàng hoá không ngừng tăng dẫn đến tình trạng đầu cơ, tích trữ nhiều hàng hoá, tạo thêm sự khan hiếm, đẩy giá cả hàng hoá tiếp tục tăng gây nhiễu loạn thị trưởng.
- Giá cả hàng hoá cao, chi phí sinh hoạt đắt đỏ làm cho mức sống của người dân trong xã hội giảm sút.
Bên cạnh đó, lạm phát cao thường khiến nhiều người mất việc làm, không có thu nhập, đời sống nhiều gia đình bập bênh, gặp nhiều khó khăn. Lạm phát tăng cao, kéo dài có thể gây ra khủng hoảng kinh tế, chính trị, xã hội,....
Tuy nhiên, mức độ lạm phát vừa phải sẽ kích thích sản xuất kinh doanh phát triển.
(4) Các loại hình lạm phát như thế nào?
Căn cứ vào mức độ lạm phát, có các loại lạm phát sau:
- Lạm phát vừa phải: mức độ tăng của giá cả ở một con số hằng năm (0% – dưới 10%). Trong điều kiện lạm phát thấp, giả cả thay đổi chậm, nền kinh tế được coi là ổn định.
- Lạm phát phi mã: Mức độ tăng của giá cả ở hai con số trở lên hằng năm (10% – 1.000%), gây bất ổn nghiêm trọng trong nền kinh tế. Đồng tiền mắt giả một cách nhanh chóng, lãi suất thực tế giảm, người dân tránh giữ tiền mặt
- Siêu lạm phát. giá cả tăng lên với tốc độ vượt xa mức lạm phát phi mã (>1.000%), nền kinh tế lâm vào khủng hoảng.
Trên đây là nội dung giải đáp câu hỏi "Lạm phát là gì? Nguyên nhân cơ bản dẫn đến lạm phát? Hậu quả của lạm phát như thế nào? Các loại hình lạm phát như thế nào?"
Hậu quả của lạm phát như thế nào? Các loại hình lạm phát như thế nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào xây dựng chỉ tiêu lạm phát hàng năm để trình Chính phủ?
Theo khoản 5 Điều 4 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định như sau:
Điều 4. Nhiệm vụ, quyền hạn của Ngân hàng Nhà nước
1. Hoạt động của Ngân hàng Nhà nước nhằm ổn định giá trị đồng tiền; bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng và hệ thống các tổ chức tín dụng; bảo đảm sự an toàn, hiệu quả của hệ thống thanh toán quốc gia; góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội theo định hướng xã hội chủ nghĩa.
2. Tham gia xây dựng chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
3. Xây dựng chiến lược phát triển ngành ngân hàng trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt và tổ chức thực hiện.
4. Ban hành hoặc trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng; tuyên truyền, phổ biến và kiểm tra theo thẩm quyền văn bản quy phạm pháp luật về tiền tệ và ngân hàng.
5. Xây dựng chỉ tiêu lạm phát hằng năm để Chính phủ trình Quốc hội quyết định và tổ chức thực hiện.
[...]
Theo đó, Ngân hàng Nhà nước là cơ quan có trách nhiệm xây dựng chỉ tiêu lạm phát hàng năm để trình Chính phủ.
Chỉ tiêu lạm phát hằng năm do cơ quan nào quyết định?
Theo Điều 3 Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam 2010 quy định như sau:
Điều 3. Chính sách tiền tệ quốc gia và thẩm quyền quyết định chính sách tiền tệ quốc gia
1. Chính sách tiền tệ quốc gia là các quyết định về tiền tệ ở tầm quốc gia của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, bao gồm quyết định mục tiêu ổn định giá trị đồng tiền biểu hiện bằng chỉ tiêu lạm phát, quyết định sử dụng các công cụ và biện pháp để thực hiện mục tiêu đề ra.
2. Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm được thể hiện thông qua việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia.
3. Chủ tịch nước thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn do Hiến pháp và pháp luật quy định trong việc đàm phán, ký kết, gia nhập điều ước quốc tế nhân danh Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về lĩnh vực tiền tệ và ngân hàng.
4. Chính phủ trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm. Thủ tướng Chính phủ, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quyết định việc sử dụng các công cụ và biện pháp điều hành để thực hiện mục tiêu chính sách tiền tệ quốc gia theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, chỉ tiêu lạm phát hằng năm do Quốc hội quyết định được thể hiện thông qua việc quyết định chỉ số giá tiêu dùng và giám sát việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia. Đồng thời, Chính phủ trình Quốc hội quyết định chỉ tiêu lạm phát hằng năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?