Người nước ngoài đi lại trên lãnh thổ Việt Nam mà không mang theo giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Người nước ngoài đi lại trên lãnh thổ Việt Nam mà không mang theo giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam bị xử phạt bao nhiêu tiền?
- Có được xử phạt người nước ngoài bằng hình thức trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam khi không mang theo giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam?
- Quy định về tổ chức cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài tiếp xúc lãnh sự như thế nào?
Người nước ngoài đi lại trên lãnh thổ Việt Nam mà không mang theo giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam bị xử phạt bao nhiêu tiền?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại như sau:
Điều 18. Vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với người nước ngoài đi lại trên lãnh thổ Việt Nam mà không mang theo hộ chiếu, giấy thông hành, giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế, giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam hoặc thẻ ABTC.
[...]
Như vậy, người nước ngoài đi lại trên lãnh thổ Việt Nam mà không mang theo giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam có thể bị cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền quy định trên là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân (Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).
Người nước ngoài đi lại trên lãnh thổ Việt Nam mà không mang theo giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam bị xử phạt bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Có được xử phạt người nước ngoài bằng hình thức trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam khi không mang theo giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam?
Căn cứ tại khoản 8 Điều 18 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại như sau:
Điều 18. Vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại
[...]
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại điểm b, c, d khoản 3; điểm a khoản 4; điểm a khoản 5; điểm c khoản 6; điểm a, d khoản 7 Điều này;
b) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.
[...]
Như vậy, ngoài xử phạt bằng tiền, người nước ngoài đi lại trên lãnh thổ Việt Nam mà không mang theo giấy tờ cấp cho người nước ngoài nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú tại Việt Nam có thể bị xử phạt bằng hình thức trục xuất khỏi lãnh thổ Việt Nam.
Quy định về tổ chức cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài tiếp xúc lãnh sự như thế nào?
Căn cứ theo Điều 13 Nghị định 120/2017/NĐ-CP quy định việc tổ chức cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người nước ngoài tiếp xúc lãnh sự như sau:
- Tiếp xúc lãnh sự là hoạt động của viên chức ngoại giao, lãnh sự thuộc cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước có người bị tạm giữ, người bị tạm giam mang quốc tịch đến thực hiện việc tiếp xúc lãnh sự.
- Bộ Ngoại giao là đầu mối tiếp nhận các yêu cầu về tiếp xúc lãnh sự. Cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài có yêu cầu tiếp xúc lãnh sự đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam là công dân nước mình phải gửi văn bản đề nghị đến Bộ Ngoại giao. Nội dung văn bản đề nghị gồm:
+ Tên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự gửi văn bản.
+ Họ và tên, quốc tịch người bị tạm giữ, người bị tạm giam cần tiếp xúc lãnh sự.
+ Cơ sở đang giam giữ người bị tạm giữ, người bị tạm giam.
+ Họ và tên, chức vụ, số hộ chiếu hoặc số thẻ ngoại giao của những người đến tiếp xúc lãnh sự.
+ Họ và tên người phiên dịch (nếu có).
+ Nội dung tiếp xúc lãnh sự và các đề nghị khác (nếu có).
- Khi có đề nghị tiếp xúc lãnh sự, Bộ Ngoại giao có trách nhiệm thông báo nội dung tiếp xúc lãnh sự cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết.
+ Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Bộ Ngoại giao đề nghị tiếp xúc lãnh sự đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam, cơ quan đang thụ lý vụ án có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với cơ sở giam giữ trả lời bằng văn bản về việc đồng ý cho tiếp xúc lãnh sự gửi Bộ Ngoại giao để thông báo cho cơ quan ngoại giao, lãnh sự nước ngoài có yêu cầu liên hệ với cơ quan thụ lý vụ án, cơ sở giam giữ tổ chức tiếp xúc lãnh sự.
+ Trường hợp không đồng ý cho tiếp xúc lãnh sự thì cơ quan đang thụ lý vụ án trả lời bằng văn bản nêu rõ lý do để Bộ Ngoại giao thông báo cho cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài có yêu cầu tiếp xúc lãnh sự.
- Trường hợp cơ quan đang thụ lý vụ án có yêu cầu thì phối hợp với cơ sở giam giữ để giám sát, theo dõi việc tiếp xúc lãnh sự.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hướng dẫn cách viết CV, hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025? Trọn bộ hồ sơ xin việc mới nhất năm 2025?
- Lời chúc phụ huynh dành cho cô giáo mầm non ngày 20 11 ý nghĩa?
- Cung cầu là gì? Mối quan hệ cung cầu như thế nào? Vai trò của cung cầu là gì?
- Các đơn vị sự nghiệp công lập thuộc Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch hiện nay?
- Thực hiện kiểm tra yếu tố hình thành giá được quy định như thế nào?