Người nước ngoài sử dụng ma túy bị xử lý như thế nào?
Người nước ngoài sử dụng ma túy bị xử phạt vi phạm hành chính như thế nào?
Căn cứ Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 23. Vi phạm các quy định về phòng, chống và kiểm soát ma túy
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
[...]
8. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này;
b) Tước quyền sử dụng Giấy phép, Chứng chỉ hành nghề, giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự từ 06 tháng đến 12 tháng đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 4 và khoản 6 Điều này;
c) Đình chỉ hoạt động từ 03 tháng đến 06 tháng đối với hành vi quy định tại các điểm b và g khoản 5 Điều này;
d) Trục xuất người nước ngoài có hành vi vi phạm hành chính quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều này.
9. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm quy định tại khoản 6 Điều này.
Căn cứ tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về mức phạt tiền như sau:
Điều 4. Quy định về mức phạt tiền tối đa, tổ chức bị xử phạt vi phạm hành chính
[...]
2. Mức phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là mức phạt được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Đối với tổ chức có cùng hành vi vi phạm, mức phạt tiền gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
[...]
Như vậy, người nước ngoài có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy tại Việt Nam ngoài sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
Đồng thời, người nước ngoài có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy tại Việt Nam còn có thể bị áp dụng hình thức xử phạt bổ sung là bị trục xuất khỏi Việt Nam.
Xem thêm: Trường hợp nào sử dụng ma túy không trái pháp luật?
Người nước ngoài sử dụng ma túy bị xử lý như thế nào? (Hình từ Internet)
Người nước ngoài sử dụng ma túy bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ Chương 20 Bộ luật Hình sự 2015 quy định các tội phạm về ma tuý gồm:
- Tội trồng cây thuốc phiện, cây côca, cây cần sa hoặc các loại cây khác có chứa chất ma túy (Điều 247 Bộ luật Hình sự 2015);
- Tội sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 248 Bộ luật Hình sự 2015);
- Tội tàng trữ trái phép chất ma túy (Điều 249 Bộ luật Hình sự 2015);
- Tội vận chuyển trái phép chất ma túy (Điều 250 Bộ luật Hình sự 2015);
- Tội mua bán trái phép chất ma túy (Điều 251 Bộ luật Hình sự 2015);
- Tội chiếm đoạt chất ma túy (Điều 252 Bộ luật Hình sự 2015);
- Tội tàng trữ, vận chuyển, mua bán hoặc chiếm đoạt tiền chất dùng vào việc sản xuất trái phép chất ma túy (Điều 253 Bộ luật Hình sự 2015);
- Tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển hoặc mua bán phương tiện, dụng cụ dùng vào việc sản xuất hoặc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 254 Bộ luật Hình sự 2015);
- Tội tổ chức sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 255 Bộ luật Hình sự 2015);
- Tội chứa chấp việc sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 256 Bộ luật Hình sự 2015);
- Tội cưỡng bức người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 257 Bộ luật Hình sự 2015);
- Tội lôi kéo người khác sử dụng trái phép chất ma túy (Điều 258 Bộ luật Hình sự 2015);
- Tội vi phạm quy định về quản lý chất ma túy, tiền chất, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần (Điều 259 Bộ luật Hình sự 2015).
Theo đó, hiện quy định pháp luật hiện hành không có quy định tội danh nào về hành vi sử dụng trái phép chất ma túy.
Như vậy, người nước ngoài sử dụng ma túy không bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Tuy nhiên, nếu có yếu tố cấu thành tội tại Chương 20 Bộ luật Hình sự 2015 sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Xử lý người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam như thế nào?
Theo Điều 5 Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:
Điều 5. Hiệu lực của Bộ luật hình sự đối với những hành vi phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
1. Bộ luật hình sự được áp dụng đối với mọi hành vi phạm tội thực hiện trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Quy định này cũng được áp dụng đối với hành vi phạm tội hoặc hậu quả của hành vi phạm tội xảy ra trên tàu bay, tàu biển mang quốc tịch Việt Nam hoặc tại vùng đặc quyền kinh tế, thềm lục địa của Việt Nam.
2. Đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó; trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
Theo đó, đối với người nước ngoài phạm tội trên lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thuộc đối tượng được hưởng quyền miễn trừ ngoại giao hoặc lãnh sự theo pháp luật Việt Nam, theo điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên hoặc theo tập quán quốc tế, thì vấn đề trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết theo quy định của điều ước quốc tế hoặc theo tập quán quốc tế đó;
Trường hợp điều ước quốc tế đó không quy định hoặc không có tập quán quốc tế thì trách nhiệm hình sự của họ được giải quyết bằng con đường ngoại giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Sử dụng trái phép chất ma túy có thể đặt câu hỏi tại đây.