1 chỉ vàng bao nhiêu phân? Tổ chức nào được hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng?
1 chỉ vàng bao nhiêu phân?
Tại Phụ lục A TCVN 7054:2014 quy định đơn vị đo quốc tế dùng để đo khối lượng vàng thương phẩm như sau:
Đơn vị đo quốc tế dùng để đo khối lượng vàng thương phẩm là gam hoặc kilogam. Trên thực tế, khối lượng của vàng còn thường được đo bằng:
a) Các đơn vị truyền thống Châu Âu:
- Aoxơ troy (ounce troy), ký hiệu là oz t:
1 oz t = 31,1030 g
- Aoxơ avoirdupois (ounce avoir), ký hiệu là oz av:
1 oz av = 28,3945 g
- Pennyweight, ký hiệu là dwt:
1 dwt = 1,5550 g
b) Các đơn vị truyền thống Châu Á:
- Chỉ (momme):
1 chỉ = 3,75 g
- Các đơn vị thứ cấp:
+ Lạng (tael), còn gọi là lượng hoặc cây
+ Phân
+ Li (lai)
1 lạng = 37,5 g = 10 chỉ = 100 phân = 1000 li (lai)
[....]
Trong ngành kim hoàn tại thị trường Việt Nam, vàng được tính theo các đơn vị đa dạng như chỉ, lượng hoặc cây.
Bên cạnh đơn vị lượng để tính khối lượng vàng thì tại Việt Nam còn có một đơn vị tính vàng khác đó là đơn vị K. K (Karat) là thang độ để tính tuổi (hàm lượng) của vàng hiện nay. Một K tương đương 1/24 vàng nguyên chất.
Theo quy định nêu trên, công thức quy đổi trọng lượng vàng như sau:
1 lạng = 37,5 g = 10 chỉ = 100 phân = 1000 li (lai)
Theo đó, 10 chỉ = 100 phân, vậy tức 1 chỉ vàng sẽ bằng 10 phân vàng.
Như vậy, 1 chỉ vàng sẽ bằng 10 phân vàng.
1 chỉ vàng bao nhiêu phân? Tổ chức nào được hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng? (Hình từ Internet)
Tổ chức nào được hoạt động kinh doanh mua bán vàng miếng?
Căn cứ tại Điều 10 Nghị định 24/2012/NĐ-CP có quy định về quản lý hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng như sau:
Điều 10. Quản lý hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng
Hoạt động mua, bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Theo đó, hoạt động mua bán vàng miếng của các tổ chức, cá nhân chỉ được thực hiện tại các tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
Nghĩa là chỉ có tổ chức tín dụng và doanh nghiệp được Ngân hàng Nhà nước cấp Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng thì mới được hoạt động mua, bán vàng miếng theo quy định của pháp luật.
Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước trong hoạt động kinh doanh vàng được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 16 Nghị định 24/2012/NĐ-CP có quy định như sau:
Điều 16. Trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước
1. Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền ban hành chiến lược, kế hoạch về phát triển thị trường vàng và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo quy định tại Nghị định này.
2. Ngân hàng Nhà nước được bổ sung vàng miếng vào Dự trữ ngoại hối Nhà nước.
3. Ngân hàng Nhà nước thực hiện can thiệp, bình ổn thị trường vàng thông qua các biện pháp sau đây:
a) Xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Nghị định này.
b) Tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng thông qua việc quyết định hạn mức, thời điểm sản xuất và phương thức thực hiện sản xuất vàng miếng phù hợp trong từng thời kỳ. Chi phí tổ chức sản xuất vàng miếng được hạch toán vào chi phí hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.
[....]
Như vậy, trách nhiệm của Ngân hàng Nhà nước trong hoạt động kinh doanh vàng như sau:
- Ngân hàng Nhà nước có trách nhiệm xây dựng, trình các cấp có thẩm quyền ban hành chiến lược, kế hoạch về phát triển thị trường vàng và ban hành theo thẩm quyền các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo quy định tại Nghị định 24/2012/NĐ-CP
- Ngân hàng Nhà nước được bổ sung vàng miếng vào Dự trữ ngoại hối Nhà nước.
- Ngân hàng Nhà nước thực hiện can thiệp, bình ổn thị trường vàng thông qua các biện pháp sau đây:
+ Xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu theo quy định tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 24/2012/NĐ-CP
+ Tổ chức và quản lý sản xuất vàng miếng thông qua việc quyết định hạn mức, thời điểm sản xuất và phương thức thực hiện sản xuất vàng miếng phù hợp trong từng thời kỳ. Chi phí tổ chức sản xuất vàng miếng được hạch toán vào chi phí hoạt động của Ngân hàng Nhà nước.
+ Thực hiện mua, bán vàng miếng trên thị trường trong nước và tổ chức huy động vàng theo quy định của Thủ tướng Chính phủ.
- Ngân hàng Nhà nước cấp, thu hồi:
+ Giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ.
+ Giấy phép kinh doanh mua, bán vàng miếng.
+ Giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu.
+ Giấy phép mang theo vàng khi xuất cảnh, nhập cảnh của cá nhân vượt mức quy định.
+ Giấy phép đối với các hoạt động kinh doanh vàng khác sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép.
- Ngân hàng Nhà nước thực hiện kiểm tra, thanh tra đối với hoạt động sản xuất vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động kinh doanh mua, bán vàng miếng, vàng trang sức, mỹ nghệ; hoạt động xuất khẩu, nhập khẩu vàng nguyên liệu và hoạt động kinh doanh vàng khác.
- Ngân hàng Nhà nước thực hiện các nhiệm vụ và quyền hạn khác liên quan đến quản lý hoạt động kinh doanh vàng theo quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?