Các biện pháp tránh thai phù hợp với trẻ vị thành niên, thanh niên và một số điểm cần lưu ý?
Biện pháp tránh thai là gì?
Hiện tại pháp luật không có khái niệm về biện pháp tránh thai, tuy nhiên có thể hiểu đơn giản biện pháp tránh thai là một phương pháp hoặc thiết bị được sử dụng để kiểm soát sinh sản (ngừa thai).
Theo nội dung Các biện pháp tránh thai cho vị thành niên, thanh niên Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - nội dung Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên ban hành kèm theo Quyết định 3261/QĐ-BYT năm 2024 thì hầu hết các biện pháp tránh thai đều có thể sử dụng an toàn và hiệu quả đối với trẻ vị thành niên, thanh niên.
Các biện pháp tránh thai phù hợp với trẻ vị thành niên, thanh niên và một số điểm cần lưu ý? (Hình từ Internet)
Các biện pháp tránh thai phù hợp với trẻ vị thành niên, thanh niên là gì?
Theo Mục 2 Các biện pháp tránh thai cho vị thành niên, thanh niên Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - nội dung Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên ban hành kèm theo Quyết định 3261/QĐ-BYT năm 2024 có 09 biện pháp tránh thai phù hợp với vị thành niên, thanh niên như sau:
2. Các biện pháp tránh thai phù hợp với VTN, TN
2.1. Kiêng giao hợp (tình dục không xâm nhập)
Là thực hiện các hành vi tình dục mà không có sự tiếp xúc giữa dương vật và âm đạo. Nếu chỉ có sự va chạm bên ngoài giữa dương vật và âm hộ thường sẽ rất ít khả năng có thai, nhưng vẫn có nguy cơ mắc một số NKLTQĐTD bao gồm cả HIV. Quan hệ tình dục đường miệng không dẫn đến mang thai nhưng vẫn có nguy cơ mắc NKLTQĐTD nếu không có biện pháp bảo vệ.
2.2. Bao cao su
- Là biện pháp thích hợp với VTN, TN vì vừa phòng tránh thai vừa phòng tránh NKLTQĐTD. Có hai loại bao cao su (BCS) tránh thai dành cho nam và nữ.
- VTN, TN nữ thường khó chủ động thuyết phục bạn tình sử dụng BCS, vì vậy cần tuyên truyền vận động VTN, TN nam chủ động sử dụng BCS, đồng thời tư vấn cho VTN, TN nữ về các kỹ năng sống cần thiết để thuyết phục bạn tình sử dụng BCS.
2.3. Thuốc uống tránh thai kết hợp
- Là biện pháp tránh thai có thể sử dụng với VTN, TN có quan hệ tình dục nhưng không tránh được nguy cơ mắc NKLTQĐTD.
- Hiệu quả cao nếu sử dụng đúng, giúp kinh nguyệt đều, giảm đau bụng kinh, giảm mụn trứng cá, hỗ trợ điều trị một số bệnh lý phụ khoa... là những biểu hiện thường gặp ở tuổi VTN, TN.
- Do phải uống thuốc hàng ngày, VTN, TN thường quên và lo sợ vì gia đình có thể nhìn thấy vỉ thuốc.
2.4. Thuốc uống tránh thai chỉ có progestin
- Sử dụng cho VTN, TN đã có con và đang cho con bú hoặc VTN, TN có các chống chỉ định sử dụng loại thuốc có estrogen.
2.5. Thuốc tránh thai khẩn cấp
- Là thuốc uống sử dụng sau lần quan hệ tình dục không được bảo vệ trong vòng 3-5 ngày, liều lượng và cách dùng tùy loại thuốc. Càng uống sớm hiệu quả càng cao.
- Phù hợp cho VTN, TN có quan hệ tình dục không được bảo vệ, là BPTT đường uống duy nhất có thể sử dụng sau khi đã quan hệ tình dục. Không có tác dụng phòng ngừa các NKLTQĐTD.
- Không nên lạm dụng biện pháp này và không được dùng quá 2 lần/tháng.
2.6. Dụng cụ tránh thai trong tử cung
- Là biện pháp tránh thai sử dụng cho VTN, TN có mối quan hệ ổn định, có nhu cầu tránh thai lâu dài mà không muốn hay gặp khó khăn khi sử dụng các biện pháp tránh thai khác như BCS hay thuốc uống tránh thai hàng ngày. Không nên áp dụng cho VTN, TN có nhiều bạn tình, VTN, TN có nguy cơ cao mắc các NKLQĐTD.
- Cần thực hiện tại cơ sở y tế.
2.7. Thuốc tiêm và thuốc cấy tránh thai
- Áp dụng cho VTN, TN có nhu cầu tránh thai thường xuyên và lâu dài tương tự như biện pháp dụng cụ tránh thai trong tử cung, tuy nhiên thời gian tránh thai của thuốc tiêm và cấy tránh thai ngắn hơn dụng cụ tránh thai trong tử cung.
- Cần thực hiện tại cơ sở y tế.
2.8. Miếng dán tránh thai
- Áp dụng cho VTN, TN có nhu cầu tránh thai thường xuyên và lâu dài.
- VTN, TN có thể tự sử dụng, không cần đến cơ sở y tế. Hiệu quả tránh thai có thể không cao bằng thuốc uống tránh thai hoặc thuốc tiêm, thuốc cấy tránh thai.
2.9. Biện pháp tránh thai tự nhiên (tính vòng kinh, xuất tinh ngoài âm đạo)
- Hiệu quả thấp, đặc biệt ở lứa tuổi VTN, TN (vì kinh nguyệt của VTN, TN thường không đều, quan hệ tình dục khó chủ động...).
- Không phòng tránh được NKLTQĐTD.
Theo đó, các biện pháp tránh thai phù hợp với trẻ vị thành niên, thanh niên sẽ là kiêng giao hợp (tình dục không xâm nhập); bao cao su; thuốc uống tránh thai kết hợp; thuốc uống tránh thai chỉ có progestin; thuốc tránh thai khẩn cấp; dụng cụ tránh thai trong tử cung; thuốc tiêm và thuốc cấy tránh thai; miếng dán tránh thai; biện pháp tránh thai tự nhiên (tính vòng kinh, xuất tinh ngoài âm đạo).
Một số điểm cần lưu ý khi cung cấp biện pháp tránh thai cho vị thành niên, thanh niên?
Theo Mục 1 Các biện pháp tránh thai cho vị thành niên, thanh niên Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản - nội dung Chăm sóc sức khỏe sinh sản vị thành niên và thanh niên ban hành kèm theo Quyết định 3261/QĐ-BYT năm 2024 quy định một số vấn đề cần lưu ý khi cung cấp biện pháp tránh thai cho trẻ vị thành niên, thanh niên như sau:
- Khi cung cấp một BPTT cho VTN, TN, cần cung cấp thông tin về các BPTT dự phòng khác.
- Những ưu điểm, nhược điểm, tác dụng phụ của các BPTT đối với VTN, TN cần được tư vấn kỹ hơn.
- Cần cập nhật thông tin về một số loại BPTT có thể có bán trên thị trường (miếng dán tránh thai, mũ chụp cổ tử cung, thuốc diệt tinh trùng...) để tư vấn cho VTN, TN khi cần.
- VTN, TN thường hay quên, không uống thuốc đều đặn và đúng giờ, vì thế cần hướng dẫn cách thức uống thuốc để khỏi quên.
- VTN, TN thường ngại sử dụng BPTT và có niềm tin sai lầm rằng họ không thể mang thai trong lần quan hệ đầu tiên.
- VTN, TN thường hiểu lầm về ảnh hưởng của các BPTT đến sức khỏe.
- VTN, TN thường khó hoặc ngại thảo luận với bạn tình về việc sử dụng BPTT, do vậy cần hỗ trợ họ cả những kỹ năng sống như kỹ năng thương thuyết với bạn tình, kỹ năng từ chối... để lựa chọn và sử dụng BPTT phù hợp và hiệu quả.”
Theo đó, để bảo vệ sức khỏe cho trẻ em trong lứa tuổi vị thành niên, thanh niên thì khi cung cấp những thông tin, phương pháp tránh thai cho các đối tượng này cần chỉ dẫn rõ ràng, kỹ lưỡng các đối tượng có thể hiểu được cách thức cũng như tác dụng của các biện pháp.
Tuy nhiên, hiệu quả sử dụng các BPTT thường thấp hơn so với người trưởng thành bởi vì VTN, TN thường hay quên, hay giấu diếm sợ người khác biết, thường không chủ động khi sử dụng BPTT, lo ngại về các tác dụng phụ của BPTT... Một số BPTT ít phù hợp, không khuyến khích sử dụng cho VTN, TN, người chưa sinh con (dụng cụ tử cung, triệt sản) thì cần lưu ý tư vấn rõ ràng cho vị thành niên lý do vì sao không sử dụng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo thành tích cá nhân của Phó hiệu trưởng mới nhất năm 2024?
- Hướng dẫn xóa thí sinh khỏi danh sách Vòng 6 Trạng Nguyên Tiếng Việt tại quantri.trangnguyen.edu.vn?
- Tháng 10 âm lịch 2024 kết thúc vào ngày nào? Tháng 10 âm lịch 2024 là tháng con gì? Tháng 10 âm lịch năm 2024 có sự kiện gì?
- Cách viết trách nhiệm của cá nhân đối với những hạn chế, khuyết điểm của tập thể trong bản kiểm điểm đảng viên cuối năm 2024?
- Giám đốc BHXH cấp tỉnh có quyền xử phạt hành vi cho mượn thẻ bảo hiểm y tế không?