Sổ kế toán có phải ghi chép đầy đủ nội dung của nghiệp vụ kế toán, tài chính phát sinh trong kỳ kế toán không?

Sổ kế toán phải ghi chép đầy đủ nội dung của nghiệp vụ kế toán, tài chính phát sinh trong kỳ kế toán không? Đối tượng kế toán là những đối tượng nào?

Sổ kế toán có phải ghi chép đầy đủ nội dung của nghiệp vụ kế toán, tài chính phát sinh trong kỳ kế toán không?

Căn cứ Điều 5 Luật Kế toán 2015 quy định yêu cầu kế toán:

Điều 5. Yêu cầu kế toán
1. Phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh vào chứng từ kế toán, sổ kế toán và báo cáo tài chính.
[...]

Căn cứ Điều 24 Luật Kế toán 2015 quy định sổ kế toán:

Điều 24. Sổ kế toán
1. Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán.
[...]

Căn cứ Điều 26 Luật Kế toán 2015 quy định mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và lưu trữ sổ kế toán:

Điều 26. Mở sổ, ghi sổ, khóa sổ và lưu trữ sổ kế toán
1. Sổ kế toán phải mở vào đầu kỳ kế toán năm; đối với đơn vị kế toán mới thành lập, sổ kế toán phải mở từ ngày thành lập.
2. Đơn vị kế toán phải căn cứ vào chứng từ kế toán để ghi sổ kế toán.
3. Sổ kế toán phải được ghi kịp thời, rõ ràng, đầy đủ theo các nội dung của sổ. Thông tin, số liệu ghi vào sổ kế toán phải chính xác, trung thực, đúng với chứng từ kế toán.
4. Việc ghi sổ kế toán phải theo trình tự thời gian phát sinh của nghiệp vụ kinh tế, tài chính. Thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm sau phải kế tiếp thông tin, số liệu ghi trên sổ kế toán của năm trước liền kề. Sổ kế toán phải được ghi liên tục từ khi mở sổ đến khi khóa sổ.
[...]

Theo quy định trên, sổ kế toán phải phản ánh đầy đủ nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh có liên quan đến đơn vị kế toán. Thời gian phát sinh của nghiệp vụ kinh tế, tài chính phải được ghi vào sổ kế toán theo trình tự thời gian phát sinh.

Như vậy, sổ kế toán phải ghi chép đầy đủ nội dung của nghiệp vụ kế toán, tài chính phát sinh trong kỳ kế toán.

Xem thêm: Phát hiện sổ kế toán sót có được sửa chữa hay không?

Sổ kế toán phải ghi chép đầy đủ nội dung của nghiệp vụ kế toán, tài chính phát sinh trong kỳ kế toán không?

Sổ kế toán có phải ghi chép đầy đủ nội dung của nghiệp vụ kế toán, tài chính phát sinh trong kỳ kế toán không? (Hình từ Internet)

Sửa chữa sổ kế toán theo phương pháp nào?

Căn cứ Điều 27 Luật Kế toán 2015 quy định sửa chữa sổ kế toán:

Điều 27. Sửa chữa sổ kế toán
1. Khi phát hiện sổ kế toán có sai sót thì không được tẩy xóa làm mất dấu vết thông tin, số liệu ghi sai mà phải sửa chữa theo một trong ba phương pháp sau đây:
a) Ghi cải chính bằng cách gạch một đường thẳng vào chỗ sai và ghi số hoặc chữ đúng ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh;
b) Ghi số âm bằng cách ghi lại số sai bằng mực đỏ hoặc ghi lại số sai trong dấu ngoặc đơn, sau đó ghi lại số đúng và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh;
c) Ghi điều chỉnh bằng cách lập “chứng từ điều chỉnh” và ghi thêm số chênh lệch cho đúng.
2. Trường hợp phát hiện sổ kế toán có sai sót trước khi báo cáo tài chính năm được nộp cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền thì phải sửa chữa trên sổ kế toán của năm đó.
[...]

Theo quy định trên, sửa chữa sổ kế toán theo một trong ba phương pháp sau:

[1] Ghi cải chính bằng cách gạch một đường thẳng vào chỗ sai và ghi số hoặc chữ đúng ở phía trên và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh

[2] Ghi số âm bằng cách ghi lại số sai bằng mực đỏ hoặc ghi lại số sai trong dấu ngoặc đơn, sau đó ghi lại số đúng và phải có chữ ký của kế toán trưởng bên cạnh

[3] Ghi điều chỉnh bằng cách lập “chứng từ điều chỉnh” và ghi thêm số chênh lệch cho đúng.

Đối tượng kế toán là những đối tượng nào?

Căn cứ Điều 8 Luật Kế toán 2015 quy định đối tượng kế toán:

Điều 8. Đối tượng kế toán
1. Đối tượng kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước, hành chính, sự nghiệp; hoạt động của đơn vị, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước gồm:
a) Tiền, vật tư và tài sản cố định;
b) Nguồn kinh phí, quỹ;
c) Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán;
d) Thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi hoạt động;
đ) Thu, chi và kết dư ngân sách nhà nước;
e) Đầu tư tài chính, tín dụng nhà nước;
g) Nợ và xử lý nợ công;
h) Tài sản công;
[...]

Như vậy, đối tượng kế toán gồm các đối tượng sau:

[1] Đối tượng kế toán thuộc hoạt động thu, chi ngân sách nhà nước, hành chính, sự nghiệp; hoạt động của đơn vị, tổ chức sử dụng ngân sách nhà nước gồm:

- Tiền, vật tư và tài sản cố định

- Nguồn kinh phí, quỹ

- Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán

- Thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi hoạt động

- Thu, chi và kết dư ngân sách nhà nước

- Đầu tư tài chính, tín dụng nhà nước

- Nợ và xử lý nợ công

- Tài sản công

- Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến đơn vị kế toán

[2] Đối tượng kế toán thuộc hoạt động của đơn vị, tổ chức không sử dụng ngân sách nhà nước gồm tài sản, nguồn hình thành tài sản sau:

- Tiền, vật tư và tài sản cố định

- Nguồn kinh phí, quỹ

- Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán

- Thu, chi và xử lý chênh lệch thu, chi hoạt động

- Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến đơn vị kế toán

[3] Đối tượng kế toán thuộc hoạt động kinh doanh, trừ hoạt động ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính gồm:

- Tài sản

- Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

- Doanh thu, chi phí kinh doanh, thu nhập và chi phí khác

- Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước

- Kết quả và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh

- Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến đơn vị kế toán

[4] Đối tượng kế toán thuộc hoạt động ngân hàng, tín dụng, bảo hiểm, chứng khoán, đầu tư tài chính gồm:

- Tài sản

- Nợ phải trả và vốn chủ sở hữu

- Doanh thu, chi phí kinh doanh, thu nhập và chi phí khác

- Thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước

- Kết quả và phân chia kết quả hoạt động kinh doanh

- Tài sản, các khoản phải thu, nghĩa vụ phải trả khác có liên quan đến đơn vị kế toán

- Các khoản đầu tư tài chính, tín dụng

- Các khoản thanh toán trong và ngoài đơn vị kế toán

- Các khoản cam kết, bảo lãnh, giấy tờ có giá

Sổ kế toán
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Sổ kế toán
Hỏi đáp Pháp luật
Sổ kế toán có cần phải ghi rõ tên đơn vị kế toán không?
Hỏi đáp Pháp luật
Sổ kế toán có phải ghi chép đầy đủ nội dung của nghiệp vụ kế toán, tài chính phát sinh trong kỳ kế toán không?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu chứng từ điều chỉnh thông tin ghi sổ kế toán thuế nội địa theo Thông tư 111?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu sổ kế toán thuế nội địa mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Sửa chữa sai sót trên sổ kế toán không đúng phương pháp thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Hỏi đáp Pháp luật
Nguyên tắc ghi sổ kế toán tài sản kết cấu hạ tầng chợ là gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ theo Thông tư 200 mới nhất năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải danh mục sổ kế toán áp dụng cho doanh nghiệp siêu nhỏ theo Thông tư 132?
Hỏi đáp Pháp luật
Tải Phụ lục 4 Thông tư 200 Danh mục và mẫu sổ kế toán cập nhật năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Sổ kế toán của công ty chứng khoán bao gồm những loại nào? Thời điểm mở sổ kế toán của công ty chứng khoán là khi nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Sổ kế toán
Phan Vũ Hiền Mai
187 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào