Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ 2024?
- Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động 2024?
- Các bộ có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với máy, thiết bị, vật tư và chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động như thế nào?
- Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có những quyền gì?
Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động 2024?
Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an tàn vệ sinh lao động 2024 được ban hành kèm theo Thông tư 36/2019/TT-BLĐTBXH, chi tiết như sau:
Xem toàn bộ Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động 2024
Xem thêm: Chi phí đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động trong thi công xây dựng bao gồm gì?
Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về ATVSLĐ 2024? (Hình từ Internet)
Các bộ có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với máy, thiết bị, vật tư và chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn vệ sinh lao động như thế nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 33 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015, các bộ có trách nhiệm quản lý nhà nước đối với máy, thiết bị, vật tư và chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động theo phạm vi như sau:
- Bộ Y tế chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến thực phẩm, dược phẩm, vắc xin, sinh phẩm y tế, mỹ phẩm, nguyên liệu sản xuất thuốc, thuốc cho người, hóa chất gia dụng, chế phẩm diệt côn trùng, diệt khuẩn, trang thiết bị y tế;
- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn chăn nuôi, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y, chế phẩm sinh học dùng trong nông nghiệp, lâm nghiệp, diêm nghiệp, thủy sản, công trình thủy lợi, đê điều;
- Bộ Giao thông vận tải chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động liên quan đến phương tiện giao thông vận tải, phương tiện, thiết bị xếp dỡ, thi công vận tải chuyên dùng, phương tiện, thiết bị thăm dò, khai thác trên biển, công trình hạ tầng giao thông;
- Bộ Công Thương chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động có liên quan đến thiết bị áp lực, thiết bị nâng đặc thù chuyên ngành công nghiệp, hóa chất, vật liệu nổ công nghiệp, trang thiết bị khai thác mỏ, dầu khí, trừ các thiết bị, phương tiện thăm dò, khai thác trên biển;
- Bộ Xây dựng chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động sử dụng trong thi công xây dựng;
- Bộ Khoa học và Công nghệ chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với lò phản ứng hạt nhân, vật liệu hạt nhân, vật liệu hạt nhân nguồn, chất phóng xạ, thiết bị bức xạ;
- Bộ Thông tin và Truyền thông chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với các loại máy, thiết bị sử dụng trong phát thanh, truyền hình;
- Bộ Quốc phòng chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với phương tiện, trang thiết bị quân sự, vũ khí đạn dược, khí tài, sản phẩm phục vụ quốc phòng, công trình quốc phòng;
- Bộ Công an chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với trang thiết bị phòng cháy, chữa cháy; trang thiết bị kỹ thuật, vũ khí đạn dược, khí tài, công cụ hỗ trợ, trừ trường hợp quy định tại điểm h khoản 1 Điều 33 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội chịu trách nhiệm quản lý nhà nước đối với phương tiện bảo vệ cá nhân cho người lao động và các loại máy, thiết bị, vật tư, chất có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động không thuộc quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e, g, h và i khoản 1 Điều 33 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có những quyền gì?
Căn cứ khoản 2 Điều 32 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định cụ thể như sau:
Điều 32. Quyền và nghĩa vụ của tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động
[....]
2. Tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có quyền sau đây:
a) Thực hiện hoạt động kiểm định theo hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm định;
b) Từ chối cung ứng dịch vụ kiểm định khi không bảo đảm điều kiện an toàn khi thực hiện hoạt động kiểm định máy, thiết bị, vật tư;
c) Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo hành vi cản trở hoạt động kiểm định;
d) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có đối tượng đề nghị được kiểm định cung cấp các tài liệu, thông tin phục vụ hoạt động kiểm định.
[....]
Như vậy, tổ chức hoạt động kiểm định kỹ thuật an toàn lao động có quyền sau đây:
- Thực hiện hoạt động kiểm định theo hợp đồng cung cấp dịch vụ kiểm định;
- Từ chối cung ứng dịch vụ kiểm định khi không bảo đảm điều kiện an toàn khi thực hiện hoạt động kiểm định máy, thiết bị, vật tư;
- Kiến nghị, khiếu nại, tố cáo hành vi cản trở hoạt động kiểm định;
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có đối tượng đề nghị được kiểm định cung cấp các tài liệu, thông tin phục vụ hoạt động kiểm định.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về An toàn vệ sinh lao động có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?