Kịch bản sinh hoạt dưới cờ theo Chủ điểm 20/11: Tôn sư trọng đạo?
Kịch bản sinh hoạt dưới cờ theo Chủ điểm 20 11: Tôn sư trọng đạo?
Tại Điều 1 Quyết định 167-HĐBT năm 1982 về ngày Nhà giáo Việt Nam có quy định như sau:
Điều 1.- Từ nay hàng năm sẽ lấy ngày 20 tháng 11 là ngày Nhà giáo Việt Nam.
Theo đó, kể từ khi được chính thức công nhận vào năm 1982, Ngày Nhà giáo Việt Nam 20 tháng 11 đã trở thành một ngày lễ quan trọng nước ta.
Có thể tham khảo Kịch bản sinh hoạt dưới cờ theo Chủ điểm 20 11: Tôn sư trọng đạo dưới đây:
Kính thưa các thầy giáo, cô giáo, cùng toàn thể các bạn thân mến! Tháng 8 – 1957, Hội nghị quốc tế các nhà giáo họp tại Vac-sa-va thông qua bản Hiến chương các nhà giáo và quyết định lấy ngày 20/11 hằng năm làm ngày Quốc tế hiến chương các nhà giáo. Ở Việt Nam truyền thống hiếu học, truyền thống tôn sư trọng đạo đã có từ lâu đời. Nhờ đó, nghề giáo dục được tôn vinh. Ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng họp và quyết định lấy ngày 20/11 hàng năm là ngày hội truyền thống Nhà giáo việt Nam. Qua đó biểu dương nghề dạy học, củng cố lòng yêu nghề của các nhà giáo, động viên cổ vũ các thầy cô giáo yên tâm thực hiện tốt nhiệm vụ quang vinh mà Đảng và Bác Hồ đã giao cho, đó là nhiệm vụ “Vì lợi ích trăm năm trồng người”. Ngày 20 – 11 là ngày động viên, cổ vũ các thầy giáo cô giáo thực hiện tốt đường lối, chủ trương giáo dục của Đảng, là ngày biểu dương khen thưởng các thầy giáo, cô giáo. Hưởng ứng ngày này học sinh cố gắng học tập, tu dưỡng đạo đức, vâng lời thầy cô … Các bậc cha mẹ học sinh, các cấp chính quyền địa phương cũng nhân ngảy này tổ chức tăm hỏi, động viên thầy cô giáo hoặc tổ chức trao đổi với các thầy cô về sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. Để tỏ lòng kính trọng và biết ơn các thầy cô giáo, hôm nay, các em học sinh trường.... long trọng tổ chức buổi sinh hoạt dưới cờ với chủ điểm “Tôn sư trọng đạo”. Những năm học qua, sinh hoạt dưới cờ đã trở thành một hoạt động hàng tuần rất thiết thực. Lần lượt các lớp tham gia tổ chức với nội dung phong phú, hình thức đa dạng, phù hợp từng thời điểm, đã góp phần làm nên chuỗi các tiết sinh hoạt đầy ý nghĩa. Trong tiết trời se lạnh của mùa đông, cô trò nhà trường lại tham gia tiết Chào cờ đầu tuần. Mang sắc thái của thứ hai tuần đầu tháng, tất cả nữ CBGV-NV trong trang phục áo dài truyền thống, nam áo trắng sơ vin, cùng màu áo trắng thơ ngây của các em học sinh đã làm nên không khí Lễ chào cờ đầu tuần trang nghiêm mà ấm áp! Hoạt động 2: Thi tìm hiểu về truyền thống “Tôn sư trọng đạo” Trước khi vào hoạt động chủ điểm “ Tôn sư trọng đạo” chúng ta hãy cùng nhau hát bài “ Những bông hoa – Những bài ca” Nhạc và lời: Hoàng Long – Hoàng Lân. Kính thưa Quý Thầy Cô giáo cùng các bạn thân mến. Công ơn dạy dỗ của các thầy cô giáo đối với chúng em thật vô cùng to lớn. Từ những con chữ đầu đời ngây ngô, thầy cô đã dìu dắt chúng em từng bước, từng bước, đến những chân trời tri thức rộng lớn. Nhờ thầy cô, chúng em đã trưởng thành và hoàn thiện bản thân hơn. Thầy cô không chỉ là người truyền thụ kiến thức mà còn là những người cha, người mẹ, những người anh, người chị luôn quan tâm, động viên chúng em. Thầy cô như ngọn hải đăng soi sáng con đường chúng em đi, những lời giảng của thầy cô như dòng suối mát lành tưới tắm tâm hồn chúng em. Thầy cô, thầy cô, hai tiếng thiêng liêng ấy luôn khắc sâu trong tâm trí chúng em.Kính thưa qúy Thầy cô và các bạn. Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hàng năm đã trở thành ngày hội truyền thống của ngành Giáo dục. Nhân ngày này chúng em càng thể hiện lòng biết ơn, công lao dạy dỗ của các Thầy cô giáo, bằng những việc làm tốt, bằng những bông hoa điểm 10, những bài hát hay kính dâng tặng thầy cô giáo. Hôm nay, trong không khí trang nghiêm và đầm ấm của buổi lễ kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11, liên đội trường ... chúng em vinh dự được tổ chức hoạt động chủ đề “Tôn sư trọng đạo”. Đó là lý do của buổi sinh hoạt hôm nay, đề nghị chúng ta nhiệt liệt hoan nghênh. Kính thưa quý Thầy cô giáo. Thưa toàn thể các bạn thân mến! Để hoạt động buổi sinh hoạt hôm nay đạt kết quả, khách quan, công bằng, một phần không thể thiếu được là ban giám khảo ………… Và sau đây chúng ta sẽ bắt đầu phần thi tìm hiểu truyền thống “Tôn sư trọng đạo”. Đại diện khối lớp sẽ bốc thăm câu hỏi đọc to và trả lời câu hỏi trong 1 phút. Câu trả lời đúng sẽ mang về cho lớp mình 5đ, trả lời đúng 1 nửa cộng 3 điểm cho lớp, nếu trả lời sai không ghi điểm. và nhận 1 phần thưởng từ BTC. .............. Hoạt động 3: Bài ca tặng Thầy cô 20/11 Để mở đầu chương trình văn nghệ hôm nay, là những vần thơ chan chứa tình cảm yêu thương của các em, dành tặng cho người thầy, người cô của mình, qua bài thơ “Kính tặng thầy cô” do... thể hiện. Ai trong chúng ta cũng từng có một thời cắp sách tới trường, lòng đầy háo hức. Mái trường không chỉ là nơi chúng ta học chữ, mà còn là ngôi nhà thứ hai, là nơi ươm mầm những ước mơ. Thầy cô, những người lái đò đưa chúng em đến bến bờ tri thức, luôn hết lòng yêu thương và dạy dỗ. Những giờ ra chơi nô đùa cùng bạn bè, những tiết học sôi nổi, những buổi văn nghệ đầy màu sắc... tất cả đều trở thành những kỷ niệm đẹp đẽ, khó phai trong ký ức tuổi thơ. Bài múa "Mái trường nơi học bao điều hay" của tập thể lớp...chính là lời tri ân sâu sắc đến thầy cô và mái trường thân yêu. ....... |
Lưu ý: Kịch bản sinh hoạt dưới cờ theo Chủ điểm 20 11: Tôn sư trọng đạo? chỉ mang tính chất tham khảo.
Kịch bản sinh hoạt dưới cờ theo Chủ điểm 20/11: Tôn sư trọng đạo? (Hình từ Internet)
Nhà giáo có vị thế như thế nào trong xã hội?
Tại Điều 66 Luật Giáo dục 2019 quy định về vị trí, vai trò của nhà giáo như sau:
Điều 66. Vị trí, vai trò của nhà giáo
1. Nhà giáo làm nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục trong cơ sở giáo dục, trừ cơ sở giáo dục quy định tại điểm c khoản 1 Điều 65 của Luật này.
Nhà giáo giảng dạy ở cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục khác, giảng dạy trình độ sơ cấp, trung cấp gọi là giáo viên; nhà giáo giảng dạy từ trình độ cao đẳng trở lên gọi là giảng viên.
2. Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh.
Như vậy, Nhà giáo có vai trò quyết định trong việc bảo đảm chất lượng giáo dục, có vị thế quan trọng trong xã hội, được xã hội tôn vinh.
Việc tổ chức Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 hàng năm do ai chủ trì?
Căn cứ Điều 3 Quyết định 167-HĐBT năm 1982 quy định cụ thể như sau:
Điều 3.- Việc tổ chức ngày 20 tháng 11 hàng năm do Ủy ban nhân dân và hội đồng giáo dục các cấp chủ trì, có sự phối hợp với các ngành giáo dục và các đoàn thể nhân dân. Các cấp, các ngành cần phân công cán bộ lãnh đạo đi thăm hỏi giáo viên, tổ chức các cuộc họp mặt thân mật với giáo viên, nhân dịp này có thể tổ chức khen thưởng các giáo viên có thành tích.
Việc tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình thức phô trương, gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh.
Như vậy, việc tổ chức ngày 20 tháng 11 hàng năm do Ủy ban nhân dân và hội đồng giáo dục các cấp chủ trì, có sự phối hợp với các ngành giáo dục và các đoàn thể nhân dân. Các cấp, các ngành cần phân công cán bộ lãnh đạo đi thăm hỏi giáo viên, tổ chức các cuộc họp mặt thân mật với giáo viên, nhân dịp này có thể tổ chức khen thưởng các giáo viên có thành tích.
Việc tổ chức ngày Nhà giáo Việt Nam cần được tiến hành trọng thể và thiết thực, tránh hình thức phô trương, gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?