Lời giới thiệu tiết mục văn nghệ 20 11 hay, ngắn gọn năm 2024?
Lời giới thiệu tiết mục văn nghệ 20 11 hay, ngắn gọn năm 2024?
Căn cứ tại Quyết định 167-HĐBT năm 1982 về ngày Nhà giáo Việt Nam cụ thể như sau:
Điều 1.- Từ nay hàng năm sẽ lấy ngày 20 tháng 11 là ngày Nhà giáo Việt Nam.
Điều 2.- Để ngày 20 tháng 11 có ý nghĩa thiết thực, hàng năm, từ tháng 10 các cấp chính quyền và đoàn thể cần họp để xem xét tình hình công tác và hoạt động của đội ngũ giáo viên ở địa phương mình; kiểm điểm những việc đã làm và đề ra những việc cần tiếp tục làm nhằm động viên đội ngũ giáo viên phát huy truyền thống tốt đẹp của giáo giới Việt Nam , rèn luyện phẩm chất và năng lực, làm gương sáng cho học sinh noi theo. Về phía giáo viên, cần có những hình thức sinh hoạt phong phú nhằm nâng cao nhận thức về vinh dự và trách nhiệm của người giáo viên trong xã hội nước ta ngày nay, từ đó mà ra sức phấn đấu làm tốt hơn nhiệm vụ cao cả của mình.
[...]
Theo đó, ngày Nhà giáo Việt Nam hằng năm là ngày 20 tháng 11. Đối với năm 2024, ngày 20 tháng 11 sẽ rơi vào thứ Tư trong tuần. Thông thường, vào ngày Nhà giáo Việt Nam, các trường sẽ tổ chức các cuộc thi văn nghệ giữa các lớp. Đây là cơ hội để học sinh, sinh viên, cán bộ, nhân viên bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến các thầy cô giáo. Những tiết mục văn nghệ được chuẩn bị công phu là món quà tinh thần ý nghĩa, thể hiện sự kính trọng và tình cảm chân thành.
Ngoài ra, hoạt động văn nghệ 20 11 giúp gắn kết thầy trò, đồng nghiệp lại gần nhau hơn. Qua đó, tạo ra một môi trường làm việc, học tập vui vẻ, thân thiện và đoàn kết.
Dưới đây là tổng hợp một số lời giới thiệu tiết mục văn nghệ 20 11 hay, ngắn gọn năm 2024 có thể tham khảo.
1. Lời giới thiệu tiết mục văn nghệ 20 11 chung cho toàn bộ chương trình Dành cho học sinh: "Kính thưa quý thầy cô giáo, các bậc phụ huynh và toàn thể các bạn học sinh thân mến! Hôm nay, trong không khí trang trọng và ấm áp của ngày Nhà giáo Việt Nam, chúng ta cùng nhau hòa mình vào chương trình văn nghệ đặc biệt này. Đây là món quà tri ân sâu sắc mà chúng em dành tặng đến các thầy cô, những người lái đò tận tâm đã dẫn dắt chúng em đến bến bờ tri thức." Dành cho cán bộ, nhân viên: "Kính thưa quý thầy cô, các đồng nghiệp thân mến! Trong không khí tưng bừng của ngày Nhà giáo Việt Nam, chúng ta cùng nhau tham gia chương trình văn nghệ ý nghĩa này. Đây là dịp để chúng ta cùng nhau thư giãn, giao lưu và bày tỏ lòng biết ơn đến các thầy cô, những người đã góp phần xây dựng nên ngôi nhà chung của chúng ta." |
2. Lời giới thiệu tiết mục văn nghệ 20 11 cho từng tiết mục cụ thể Tiết mục ca hát: "Và bây giờ, mời quý vị cùng lắng nghe giọng hát ngọt ngào của bạn... .......với ca khúc...... Bài hát như một lời ca ngợi, tri ân đến những người thầy, người cô đã luôn ở bên cạnh chúng ta." Ví dụ: "Kính thưa quý thầy cô, các bạn! Sau những tiết mục văn nghệ đặc sắc, chúng ta lại được thưởng thức một tiết mục vô cùng ý nghĩa. Đó là bài hát "Ước mơ của em" do bạn... thể hiện. Bài hát như một lời tự sự chân thành của các bạn học sinh, gửi gắm những tâm tư, tình cảm đến thầy cô. Xin mời các bạn cùng lắng nghe!" Tiết mục múa: "Tiếp nối chương trình ngày hôm nay, xin được trân trọng giới thiệu tiết mục múa... Bài múa này như một lời tri ân sâu sắc mà các bạn dành tặng đến các thầy cô, những người đã dìu dắt chúng ta" "Ngay sau đây, xin mời quý vị cùng thưởng thức tiết mục múa hiện đại... Với những động tác mạnh mẽ, dứt khoát, các bạn sẽ mang đến một làn gió mới, một không khí sôi động cho chương trình của chúng ta. Bài múa như một lời khẳng định về tuổi trẻ, về sức sống mãnh liệt." "Tiếp theo, mời quý vị cùng đắm mình vào điệu múa dân gian... với những tà áo dài thướt tha, các bạn sẽ đưa chúng ta trở về một miền quê yên bình. Qua những động tác múa mềm mại, uyển chuyển, các bạn như kể lại một câu chuyện về tình yêu quê hương, đất nước." Tiết mục nhảy: "Tiếp theo chương trình, xin mời quý vị cùng thưởng thức điệu nhảy sôi động của nhóm... Với những động tác uyển chuyển, dứt khoát, các bạn sẽ mang đến cho chúng ta một không khí thật tươi trẻ và năng động." Tiết mục kịch: "Và đây là một tiết mục kịch đặc biệt, được dàn dựng bởi các bạn học sinh lớp... Với nội dung hài hước, dí dỏm, chắc chắn sẽ mang đến cho quý vị những tiếng cười sảng khoái." Tiết mục nhạc cụ: "Tiếng đàn... trầm ấm, sâu lắng sẽ đưa chúng ta đến với những cảm xúc thật lắng đọng. Xin mời quý vị cùng thưởng thức phần trình diễn của bạn..." |
Lời giới thiệu tiết mục văn nghệ 20 11 hay, ngắn gọn năm 2024? (Hình từ Internet)
Giáo viên có được nghỉ ngày 20 tháng 11 hay không?
Theo Mục 3 Thông tư 26-TT năm 1982 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn thực hiện ngày Nhà giáo Việt Nam như sau:
[...]
3. Trong ngày 20 tháng 11, các trường học có thể sắp xếp lại việc học tập, giảng dạy để giáo viên được nghỉ và tham gia các sinh hoạt của trường và địa phương.
Từng trường học cần có những hình thức sinh hoạt phong phú, gọn nhẹ như giới thiệu truyền thống nhà giáo; kể lại những kỷ niệm sâu sắc nhất trong nghề dạy học; trích đọc thư của học sinh gửi về trường; mời học sinh có nhiều thành tích trong sản xuất, học tập, công tác và chiến đấu về trường nói chuyện; hội thảo về vinh dự, trách nhiệm của cô giáo, thầy giáo; giáo dục lòng yêu nghề, yêu trẻ cho học sinh trường sư phạm; tổ chức các hoạt động văn nghệ, thể dục thể thao ...
Các trường học cần sơ kết thi đua và phát động đợt thi đua mới nhằm thực hiện tốt các nhiệm vụ đề ra trong học kỳ I.
Từ nhiều năm nay , các địa phương đã có kinh nghiệm tổ chức ngày 20 tháng 11. Chấp hành nghiêm chỉnh quyết định của Hội đồng Bộ trưởng bảo dảm được ý nghĩa của ngày Nhà giáo Việt Nam, các địa phương cần thực hiện thông tư này và vận dụng các kinh nghiệm tốt để ngày 20 tháng 11 hàng năm được tổ chức thật trọng thể, thiết thực, tránh hình thức phô trương, gây phiền hà cho học sinh và cha mẹ học sinh.
Như vậy, tùy thuộc vào sắp xếp của từng trường và địa phương thì giáo viên có thể được nghỉ trong ngày 20 tháng 11. Trong trường hợp được nghỉ, các trường học có thể sắp xếp lại việc học tập, giảng dạy sao cho phù hợp với hoạt động sinh hoạt của trường.
Trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên được quy định như thế nào?
Căn cứ tại Điều 72 Luật Giáo dục 2019, trình độ chuẩn được đào tạo của giáo viên được quy định như sau:
- Có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm trở lên đối với giáo viên mầm non.
- Có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên trở lên đối với giáo viên tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông.
Trường hợp môn học chưa đủ giáo viên có bằng cử nhân thuộc ngành đào tạo giáo viên thì phải có bằng cử nhân chuyên ngành phù hợp và có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ sư phạm;
- Có bằng thạc sĩ đối với nhà giáo giảng dạy trình độ đại học; có bằng tiến sĩ đối với nhà giáo giảng dạy, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ.
- Trình độ chuẩn được đào tạo của nhà giáo giảng dạy trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp thực hiện theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp 2014.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trưởng công an xã được tịch thu xe vi phạm không quá 5 triệu đồng?
- Năm 2025 lái xe ô tô chạy quá tốc độ bao nhiêu km/h thì bị trừ điểm bằng lái xe?
- Mẫu phiếu hẹn khám lại trong khám chữa bệnh bảo hiểm y tế?
- Có được phép đeo tai nghe khi đang điều khiển xe máy hay không? Phạt nặng nhất là bao nhiêu?
- Lỗi lùi xe ô tô trên đường cao tốc bị phạt bao nhiêu tiền từ 1/1/2025?