Phương án tuyển sinh 2025 của Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch?
Phương án tuyển sinh 2025 của Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch?
Ngày 03/10/2024, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch đã ra Thông báo 2733/TB-TĐHYKPNT về việc các nội dung dự kiến áp dụng trong tuyển sinh trình độ đại học năm 2025.
Theo đó, chỉ tiêu tuyển sinh năm 2025 của Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch:
Điều chỉnh tăng chỉ tiêu tuyển sinh một số ngành như sau:
- Y học cổ truyển: Tăng 20 % so với chỉ tiêu tuyển sinh năm 2024.
- Điều dưỡng: Tăng 10% so với chỉ tiêu tuyển sinh năm 2024.
- Dược học: Tăng 30% so với chỉ tiêu tuyển sinh năm 2024.
- Các ngành còn lại không điều chỉnh chỉ tiêu tuyển sinh so với năm 2024.
* Phương thức tuyển sinh năm 2025:
Dự kiến thực hiện 06 phương thức xét tuyển trong năm 2025 (theo Danh mục phương thức xét tuyển được quy định tại Phụ lục 1 theo Công văn 1919/BGDĐTGDĐH năm 2023 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) như sau:
(1) Kết quả thi tốt nghiệp THPT; (mã 100)
(2) Tuyển thẳng theo quy định của quy chế tuyển sinh; (mã 301)
(3) Sử dụng kết quả thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy do đơn vị khác tổ chức để xét tuyển; (mã 402)
(4) Chỉ sử dụng chứng chỉ quốc tế để xét tuyển; (mã 408)
(5) Kết hợp kết quả thi tốt nghiệp THPT với chứng chỉ quốc tế để xét tuyển; (mã 409)
(6) Sử dụng phương thức khác. (mã 500)
Tổ hợp môn xét tuyển: Không thay đổi tổ hợp môn xét tuyển đối với phương thức xét tuyển dựa trên kết quả thi Trung học Phổ thông so với Đề án tuyển sinh đại học năm 2024. Không áp dụng môn ngoại ngữ trong tiêu chí phụ khi xét đồng điểm so với Đề án tuyển sinh đại học năm 2024.
Các nội dung dự kiến áp dụng trong tuyển sinh trình độ đại học năm 2025, Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch sẽ xem xét áp dụng tùy thuộc vào điều kiện thực tế khi xây dựng Đề án tuyển sinh đại học 2025.
Tải Thông báo 2733/TB-TĐHYKPNT năm 2024 của Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch: Tại đây.
Phương án tuyển sinh 2025 của Trường Đại học Y khoa Phạm Ngọc Thạch? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào được miễn học phí khi học tại các trường đại học công lập?
Theo Điều 15 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định về các đối tượng được miễn học phí khi học tại các trường đại học công lập.
Theo đó, sinh viên học tại các trường đại học công lập được miễn học phí khi thuộc một trong các đối tượng sau:
- Là đối tượng hưởng chế độ ưu đãi người có công với cách mạng;
- Sinh viên khuyết tật;
- Người dưới 22 tuổi và đang học đại học văn bằng thứ nhất thuộc đối tượng hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng;
- Sinh viên hệ cử tuyển;
- Sinh viên người dân tộc thiểu số có cha hoặc mẹ hoặc cả cha và mẹ hoặc ông bà (trong trường hợp ở với ông bà) thuộc hộ nghèo và hộ cận nghèo;
- Sinh viên học chuyên ngành Mác-Lê nin và Tư tưởng Hồ Chí Minh;
- Sinh viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh học một trong các chuyên ngành Lao, Phong, Tâm thần, Giám định pháp Y, Pháp y tâm thần và Giải phẫu bệnh tại các cơ sở đào tạo nhân lực y tế công lập theo chỉ tiêu đặt hàng của Nhà nước.
- Sinh viên người dân tộc thiểu số rất ít người;
- Thuộc các đối tượng của các chương trình, đề án được miễn học phí theo quy định của Chính phủ.
- Học các ngành, nghề chuyên môn đặc thù đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh theo quy định của Luật Giáo dục nghề nghiệp. Các ngành, nghề chuyên môn đặc thù do Thủ tướng Chính phủ quy định.
Sinh viên được miễn học phí tại trường đại học công lập có thể gửi hồ sơ qua đường bưu điện để xét duyệt không?
Theo khoản 2 Điều 19 Nghị định 81/2021/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
Điều 19. Hồ Sơ thủ tục thực hiện miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập, hỗ trợ tiền đóng học phí đối với người học tại các cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục thường xuyên, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học
[...]
2. Trình tự thực hiện:
Trong vòng 45 ngày làm việc kể từ ngày khai giảng năm học, cha mẹ (hoặc người giám hộ) trẻ em mầm non, học sinh phổ thông, học viên học tại cơ sở giáo dục thường xuyên; học sinh, sinh viên, học viên học ở các cơ sở giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học thuộc đối tượng được miễn giảm học phí, hỗ trợ tiền đóng học phí, chi phí học tập nộp Đơn (theo mẫu tại Phụ lục II; Phụ lục III; Phụ lục IV; Phụ lục V; Phụ lục VI, Phụ lục VII Nghị định này) và bản sao chứng thực hoặc bản sao kèm bản chính để đối chiếu hoặc bản sao từ sổ gốc một trong các giấy tờ được quy định tại khoản 1 Điều này để minh chứng thuộc đối tượng miễn, giảm học phí và hỗ trợ chi phí học tập gửi cơ sở giáo dục theo hình thức nộp trực tiếp hoặc qua bưu điện hoặc hệ thống giao dịch điện tử.
[...]
Theo đó, trong vòng 45 ngày làm việc kể từ ngày khai giảng năm học, sinh viên được miễn giảm học phí có thể gửi hồ sơ qua bưu điện đến cơ sở giáo dục mà mình đang theo học để minh chứng thuộc đối tượng miễn học phí và chờ xét duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Tuyển sinh Đại học có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Còn bao nhiêu ngày đến 30 4 2025?
- Luật Khiếu nại mới nhất 2025 và các văn bản hướng dẫn thi hành?
- 9 tháng 2 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? NLĐ được nghỉ làm ngày này không?
- Mức tiền thưởng huy hiệu 65 năm tuổi Đảng năm 2025 là bao nhiêu?
- Trộm cắp điện là gì? Hành vi trộm cắp điện bị xử phạt bao nhiêu tiền?