Nhà tạm, nhà dột nát là gì? Nhà ở nông thôn đạt chuẩn Bộ Xây dựng phải đáp ứng các tiêu chí nào?

Nhà tạm, nhà dột nát là gì? Nhà ở nông thôn đạt chuẩn Bộ Xây dựng phải đáp ứng các tiêu chí nào?

Nhà tạm, nhà dột nát là gì?

Căn cứ theo tiết 1 Tiểu mục 2 Mục 9 Chương 2 Sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định 69/QĐ-BNN-VPĐP năm 2017 quy định như sau:

Mục 9. TIÊU CHÍ NHÀ Ở DÂN CƯ
I. Xã đạt chuẩn tiêu chí về nhà ở dân cư khi đáp ứng các yêu cầu:
1. Trên địa bàn xã không còn hộ gia đình ở trong nhà tạm, nhà dột nát.
2. Đạt mức quy định của vùng về tỷ lệ hộ gia đình có nhà ở đạt tiêu chuẩn theo quy định.
II. Đánh giá thực hiện
1. Nhà tạm, nhà dột nát là loại nhà xây dựng bằng các vật liệu tạm thời, dễ cháy, dễ sập, có niên hạn sử dụng dưới 5 năm hoặc không đảm bảo “3 cứng” (nền cứng, khung cứng, mái cứng), thiếu diện tích ở, bếp, nhà vệ sinh theo quy định, không đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
[...]

Theo đó, nhà tạm, nhà dột nát được hiểu là loại nhà xây dựng bằng các vật liệu tạm thời, dễ cháy, dễ sập, có niên hạn sử dụng dưới 5 năm hoặc không đảm bảo “3 cứng” (nền cứng, khung cứng, mái cứng), thiếu diện tích ở, bếp, nhà vệ sinh theo quy định, không đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

https://cdn.thuvienphapluat.vn//uploads/Hoidapphapluat/2024/NTKL/12112024/nha-dot-nat.jpg

Nhà tạm, nhà dột nát là gì? Nhà ở nông thôn đạt chuẩn Bộ Xây dựng phải đáp ứng các tiêu chí nào? (Hình từ Internet)

Nhà ở nông thôn đạt chuẩn Bộ Xây dựng phải đáp ứng các tiêu chí nào?

Căn cứ theo tiết 2 Tiểu mục 2 Mục 9 Chương 2 Sổ tay hướng dẫn thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về xã nông thôn mới giai đoạn 2016 - 2020 ban hành kèm theo Quyết định 69/QĐ-BNN-VPĐP năm 2017, nhà ở nông thôn đạt chuẩn Bộ Xây dựng phải đáp ứng các tiêu chí dưới đây:

- Nhà ở nông thôn phải đảm bảo “3 cứng” (nền cứng, khung cứng, mái cứng). Các bộ phận nền, khung, mái của căn nhà phải được làm từ các loại vật liệu có chất lượng tốt, không làm từ các loại vật liệu tạm, mau hỏng, dễ cháy. Cụ thể:

+ “Nền cứng” là nền nhà làm bằng các loại vật liệu có tác dụng làm tăng độ cứng của nền như: vữa xi măng - cát, bê tông, gạch lát, gỗ.

+ “Khung cứng” bao gồm hệ thống khung, cột, tường kể cả móng đỡ. Tùy điều kiện cụ thể, khung, cột được làm từ các loại vật liệu: bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc; tường xây gạch/đá hoặc làm từ gỗ bền chắc; móng làm từ bê tông cốt thép hoặc xây gạch/đá.

+ “Mái cứng” gồm hệ thống đỡ mái và mái lợp. Tùy điều kiện cụ thể, hệ thống đỡ mái có thể làm từ các loại vật liệu: bê tông cốt thép, sắt, thép, gỗ bền chắc. Mái làm bằng bê tông cốt thép, lợp ngói hoặc lợp bằng các tấm lợp có chất lượng tốt như tôn, fibro xi măng.

+ Căn cứ vào điều kiện thực tế, các bộ phận nhà ở (bao gồm: nền, khung, mái) có thể làm bằng các loại vật liệu địa phương có chất lượng tương đương (như: tranh, cói, dừa nước…), đảm bảo thời hạn sử dụng công trình nhà ở từ 20 năm trở lên;

Đối với nhà ở đã, đang thực hiện hỗ trợ theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì niên hạn sử dụng lấy theo quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đó. Các địa phương quy định chủng loại vật liệu địa phương cụ thể.

- Đối với khu vực đồng bằng diện tích ở tối thiểu đạt từ 14m2/người trở lên; khu vực trung du, miền núi diện tích ở tối thiểu đạt từ 10m2/người trở lên. Diện tích tối thiểu một căn nhà từ 24m2 trở lên. Đối với hộ đơn thân, diện tích tối thiểu một căn nhà từ 18m2 trở lên.

- Niên hạn sử dụng công trình nhà ở từ 20 năm trở lên; Đối với nhà ở đã, đang thực hiện hỗ trợ theo các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ thì niên hạn sử dụng lấy theo quy định tại các Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về chính sách hỗ trợ nhà ở đó.

- Các công trình phụ trợ (bếp, nhà vệ sinh, chuồng trại chăn nuôi...) phải được bố trí đảm bảo vệ sinh, thuận tiện cho sinh hoạt; Kiến trúc, mẫu nhà ở phù hợp với phong tục, tập quán, lối sống của từng dân tộc, vùng miền.

Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung Ương có trách nhiệm gì trong hoạt động triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước?

Căn cứ theo Điều 10 Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước ban hành kèm theo Quyết định 126/QĐ-BCĐ năm 2024, trách nhiệm của các Ủy viên Ban Chỉ đạo Trung Ương trong hoạt động triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên cả nước đó là:

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của bộ, ngành và nhiệm vụ được giao, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan, địa phương triển khai thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát theo nhiệm vụ được phân công.

- Chủ động đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp liên quan đến giải quyết các vấn đề phát sinh trong triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát thuộc phạm vi bộ, ngành, lĩnh vực được giao phụ trách.

- Tham dự đầy đủ các cuộc họp Ban Chỉ đạo; chịu trách nhiệm thực hiện kết luận của Ban Chỉ đạo liên quan đến lĩnh vực bộ, ngành và địa phương được giao phụ trách.

- Sử dụng bộ máy, cơ sở vật chất, con dấu của cơ quan mình trong thực hiện nhiệm vụ được phân công; chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát tại các địa phương theo phân công; hướng dẫn, giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.

- Kiến nghị sửa đổi hoặc xây dựng cơ chế phù hợp với tình hình, yêu cầu thực tiễn nhằm thúc đẩy triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát tại các địa phương.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban về việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.

Nhà ở
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Nhà ở
Hỏi đáp Pháp luật
Thống nhất mức hỗ trợ xoá nhà tạm, nhà dột nát là 60 triệu đồng/hộ khi xây dựng mới?
Hỏi đáp Pháp luật
Nhà tạm, nhà dột nát là gì? Nhà ở nông thôn đạt chuẩn Bộ Xây dựng phải đáp ứng các tiêu chí nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Hồ sơ đề nghị chuyển đổi công năng nhà ở bao gồm những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Theo Luật Nhà ở 2023, nhà ở cũ là nhà ở được đầu tư xây dựng từ thời gian nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Trường hợp nào chủ nhà phá dỡ nhà ở đang cho thuê không cần báo trước?
Hỏi đáp Pháp luật
Cá nhân nước ngoài sở hữu nhà ở tại Việt Nam có phải thông báo về việc cho thuê nhà ở không?
Hỏi đáp Pháp luật
Yêu cầu về phát triển nhà ở của cá nhân là gì? Trách nhiệm của cá nhân trong phát triển nhà ở như thế nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Dự án nhà ở đang được thế chấp thì chủ đầu tư có được hợp tác kinh doanh với nhà đầu tư khác không?
Hỏi đáp Pháp luật
Khi phá dỡ nhà ở phải lưu ý những yêu cầu gì? Ai là người có trách nhiệm phải phá dỡ nhà ở?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu đề cương xây dựng chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh như thế nào? Quy định về điều chỉnh chương trình phát triển nhà ở cấp tỉnh như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Nhà ở
Nguyễn Thị Kim Linh
735 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào