Tết Thường Tân là gì? Có được nghỉ làm vào ngày Tết Thường Tân không?
Tết Thường Tân là gì?
Tết Thường Tân còn gọi là Tết Song Thập, Tết của thầy thuốc, Tết Trùng Thập và nó được tổ chức vào ngày 10 tháng 10 âm lịch hằng năm. Ở những vùng trồng lúa thì vào ngày 10 tháng 10 âm lịch thường rơi trúng mùa gặt của họ.
Quan niệm xưa cho rằng vào ngày 10 tháng 10 âm lịch là ngày hội tụ khí âm dương của trời đất, là sự kết hợp của tứ mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông cho nên cây thuốc mới đạt được những gì tốt nhất. Thường thì những người dân sẽ chuẩn bị bánh giầy, chè kho để cúng Tổ Tiên rồi cho những người thân trong gia đình hoặc hàng xóm xung quanh.
Chọn những món này là bởi vì đây là những món làm từ hạt gạo của đất trời nên tạ ơn thần linh và ông bà đã phù hộ thì người dân chọn chính những thành phẩm quý giá nhất mà họ làm ra.
Tết Thường Tân là gì? Có được nghỉ làm vào ngày Tết Thường Tân không? (Hình từ Internet)
Người lao động có được nghỉ làm vào ngày Tết Thường Tân không?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghỉ lễ, tết:
Điều 112. Nghỉ lễ, tết
1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:
a) Tết Dương lịch: 01 ngày (ngày 01 tháng 01 dương lịch);
b) Tết Âm lịch: 05 ngày;
c) Ngày Chiến thắng: 01 ngày (ngày 30 tháng 4 dương lịch);
d) Ngày Quốc tế lao động: 01 ngày (ngày 01 tháng 5 dương lịch);
đ) Quốc khánh: 02 ngày (ngày 02 tháng 9 dương lịch và 01 ngày liền kề trước hoặc sau);
e) Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương: 01 ngày (ngày 10 tháng 3 âm lịch).
...
Căn cứ Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 quy định nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương:
Điều 115. Nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương
1. Người lao động được nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với người sử dụng lao động trong trường hợp sau đây:
a) Kết hôn: nghỉ 03 ngày;
b) Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày;
c) Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
2. Người lao động được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với người sử dụng lao động khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
3. Ngoài quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ không hưởng lương.
Theo đó, trong số những ngày người lao động được nghỉ hưởng nguyên lương và ngày nghỉ việc riêng hưởng nguyên lương thì không có quy định cho ngày Tết Thường Tân.
Đồng thời, Tết Thường Tân năm 2024 sẽ rơi vào Chủ nhật ngày 10/11/2024 dương lịch. Nếu ngày nghỉ hằng tuần của người lao động là chủ nhật thì được nghỉ theo dạng nghỉ hằng tuần. Nếu không phải là ngày nghỉ hằng tuần thì người lao động vẫn đi làm bình thường.
Tuy nhiên, nếu người lao động có nhu cầu muốn được nghỉ vào ngày này có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động bằng cách xin nghỉ trừ vào ngày phép năm hoặc nghỉ không hưởng lương và được người sử dụng lao động đồng ý.
Tiền lương làm thêm giờ ngày Tết Thường Tân được tính như thế nào?
Căn cứ Điều 112 Bộ luật Lao động 2019 quy định Tết Thường Tân không phải là một ngày lễ tết người lao động được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương.
Căn cứ Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 quy định tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm:
Điều 98. Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, tiền lương làm thêm giờ ngày Tết Thường Tân được tính như sau:
Nếu chủ nhật không phải là ngày nghỉ hằng tuần của người lao động nhưng vẫn đi làm thêm giờ thì sẽ được hưởng ít nhất bằng 150%.
Nếu chủ nhật là ngày nghỉ hằng tuần của người lao động nhưng vẫn đi làm thêm giờ thì sẽ được hưởng ít nhất bằng 200%;
Ngoài ra, nếu người lao động làm thêm giờ vào ban đêm vào ngày Tết Thường Tân, ngoài việc được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả vào ngày thường thì người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2024, kỷ niệm bao nhiêu năm Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11/1930 - 18/11/2024)?
- 12 dịch vụ tại cảng biển thuộc diện kê khai giá từ ngày 15/01/2025?
- Mẫu đơn giải trình Đảng viên sinh con thứ 3 mới nhất năm 2024?
- Tỉnh Bắc Kạn có bao nhiêu huyện và thành phố? Tỉnh Bắc Kạn giáp tỉnh nào?
- Lập xuân 2025 vào ngày nào? Ngày Lập xuân bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?