Đáp án Tuần 5 Cuộc thi tìm hiểu Cuốn sách Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc?
Đáp án Tuần 5 Cuộc thi tìm hiểu cuốn sách Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc?
Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu về cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" nhằm thông tin, tuyên truyền sâu rộng đến đội ngũ cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức và nhân dân nắm vững những nội dung cơ bản, cốt lõi trong cuốn sách; quán triệt, phổ biến những tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam.
Cuộc thi được tổ chức công khai, rộng rãi trên toàn quốc dưới hình thức thi trắc nghiệm trực tuyến trên Cổng thông tin điện tử của Bộ VHTTDL tại địa chỉ:
https://thitructuyen.sachquocgia.vn/
Thời gian tổ chức Cuộc thi bắt đầu từ ngày 14/10/2024 đến hết ngày 17/11/2024, gồm 05 tuần thi.
Đáp án Tuần 5 Cuộc thi tìm hiểu cuốn sách Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc như sau:
Câu 1: Vì sao cần phải tập trung ưu tiên đầu tư xây dựng đời sống văn hóa cho vùng cao, biên giới, vùng sâu, vùng xa?
Vì đây là những vùng đặc biệt khó khăn và mức hưởng thụ văn hóa thấp nhất cả nước, dân trí thấp nhất, chậm phát triển nhất
Câu 2: Người làm báo cần tránh điều gì?
Đưa thông tin phiến diện, suy diễn, võ đoán và loại bỏ những thông tin sai lệch
Câu 3: Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. Luận điểm hết sức cơ bản và quan trọng trong tư tưởng Hồ Chí Minh là xây dựng và phát triển văn hóa là sự nghiệp của toàn dân
B. Hồ Chí Minh đã chỉ ra tính chất, đặc trưng của nền văn hóa mới mà chúng ta cần xây dựng, đó là nền văn hóa dân tộc, hiện đại, nhân văn
C. Hồ Chí Minh đã sáng tạo ra một nền văn hóa mới, văn hóa cách mạng Việt Nam, sáng tạo ra một thời đại mới trong lịch sử phát triển của nền văn hóa dân tộc
D. Tất cả các phương án trên
Câu 4: Đồng chí Nguyễn Phú Trọng chỉ đạo định hướng xây dựng Hà Nội như thế nào?
Ngày càng giàu đẹp, văn minh, thanh lịch, hiện đại, đậm đà bản sắc ngàn năm văn hiến, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân
Câu 5: Đại hội XIII của Đảng xác định quan điểm chỉ đạo nào là:
Phát triển kinh tế - xã hội là trung tâm; xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần; bảo đảm quốc phòng, an ninh là trọng yếu, thường xuyên
Câu 6: Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong công cuộc kiến thiết nước nhà, có bao nhiêu vấn đề phải được chú ý và coi là quan trọng ngang nhau?
4 vấn đề: chính trị, kinh tế, xã hội, văn hóa
Câu 7: Năm 2019, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng dự và phát biểu tại Lễ kỷ niệm của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhân dịp bao nhiêu năm Ngày thành lập Học viện?
70 năm
Câu 8: Công tác khoa giáo của Đảng bao gồm lĩnh vực nào dưới đây?
Tất cả các phương án trên
Câu 9: Trên cơ sở chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc bao gồm trong lòng nó các mối quan hệ biện chứng nào sau đây?
Giữa truyền thống và hiện đại; kế thừa và phát triển; dân tộc và quốc tế
Câu 10: Hoàn thiện câu: “đi đôi với phát triển lực lượng sản xuất, chúng ta còn phải xây dựng quan hệ sản xuất tiến bộ, xây dựng quan hệ giữa con người với con người tốt đẹp, xã hội giàu tình thương và lòng nhân ái, theo … Việt Nam”.
đạo lý
Câu 11: Hoàn thiện luận điểm sau của đồng chí Nguyễn Phú Trọng: “Xã hội văn minh là xã hội có …”.
văn hóa
Câu 12: Theo đồng chí Nguyễn Phú Trọng, Hà Nội có vị thế như thế nào với đất nước?
Tất cả các phương án trên
Câu 13: Hội Nhà báo Việt Nam được thành lập vào năm nào?
Năm 1950
Câu 14: Chỉ thị số 22-CT/TW của Bộ Chính trị về tiếp tục đổi mới và tăng cường sự lãnh đạo, quản lý công tác báo chí, xuất bản được ban hành vào thời gian nào?
Tháng 10/1997
Câu 15: Ba hướng cơ bản trong việc nâng cao chất lượng nội dung các chương trình của Đài Tiếng nói Việt Nam là gì?
Tất cả các phương án trên
Câu 16: Phương án nào đúng và đầy đủ nhất về vai trò của văn hóa đặt trong mối quan hệ giữa văn hóa và kinh tế?
Văn hóa vừa là mục tiêu vừa là động lực thúc đẩy sự phát triển kinh tế
Câu 17: Luận điểm “Học để làm việc, làm người, làm cán bộ. Học để phụng sự Đoàn thể, phụng sự giai cấp và nhân dân, phụng sự Tổ quốc và nhân loại” là của ai?
Hồ Chí Minh
Câu 18: Hoàn thiện câu: “Công cuộc đổi mới, công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế là môi trường, là hiện thực rộng lớn, là nguồn cảm hứng để các…, văn học nghệ thuật sáng tạo”.
nhà văn hóa
Câu 19: Đề cương về văn hóa Việt Nam chủ trương phát triển văn hóa theo những hướng nào?
Dân tộc - Khoa học - Đại chúng
Câu 20: Theo đồng chí Nguyễn Phú Trọng, một trong những nhiệm vụ của Báo Tiền phong là gì?
Tăng cường sức đề kháng cho thanh niên trước những biểu hiện tiêu cực, mặt trái của xã hội và sự chống phá, xuyên tạc của các thế lực thù địch, nhất là trên mạng xã hội
* Trên đây là Đáp án Tuần 5 Cuộc thi tìm hiểu cuốn sách Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc chỉ mang tính chất tham khảo.
Đáp án Tuần 5 Cuộc thi tìm hiểu cuốn sách Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc? (Hình từ Internet)
Tổng Bí thư do cơ quan nào bầu ra?
Tại Điều 17 Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam 2011 có quy định như sau:
Điều 17.
1. Ban Chấp hành Trung ương bầu Bộ Chính trị; bầu Tổng Bí thư trong số Uỷ viên Bộ Chính trị; thành lập Ban Bí thư gồm Tổng Bí thư, một số Uỷ viên Bộ Chính trị do Bộ Chính trị phân công và một số Uỷ viên Ban Bí thư do Ban Chấp hành Trung ương bầu trong số Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương; bầu Uỷ ban Kiểm tra Trung ương; bầu Chủ nhiệm Uỷ ban Kiểm tra Trung ương trong số Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương.
Số lượng Uỷ viên Bộ Chính trị, Uỷ viên Ban Bí thư và Uỷ viên Uỷ ban Kiểm tra Trung ương do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.
Đồng chí Tổng Bí thư giữ chức vụ Tổng Bí thư không quá hai nhiệm kỳ liên tiếp.
2. Bộ Chính trị lãnh đạo và kiểm tra, giám sát việc thực hiện nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương; quyết định những vấn đề về chủ trương, chính sách, tổ chức, cán bộ; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương; báo cáo công việc đã làm trước hội nghị Ban Chấp hành Trung ương hoặc theo yêu cầu của Ban Chấp hành Trung ương.
3. Ban Bí thư lãnh đạo công việc hằng ngày của Đảng : chỉ đạo công tác xây dựng Đảng và công tác quần chúng; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại; chỉ đạo sự phối hợp hoạt động giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị; quyết định một số vấn đề về tổ chức, cán bộ và một số vấn đề khác theo sự phân công của Ban Chấp hành Trung ương; chỉ đạo hoặc kiểm tra việc
Như vậy, theo quy định, Ban Chấp hành Trung ương sẽ bầu Tổng Bí thư trong số Uỷ viên Bộ Chính trị.
Đồng thời, Ban Bí thư lãnh đạo công việc hằng ngày của Đảng:
- Chỉ đạo công tác xây dựng Đảng và công tác quần chúng;
- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại;
- Chỉ đạo sự phối hợp hoạt động giữa các tổ chức trong hệ thống chính trị;
- Quyết định một số vấn đề về tổ chức, cán bộ và một số vấn đề khác theo sự phân công của Ban Chấp hành Trung ương; chỉ đạo hoặc kiểm tra việc.
Hình thức bầu cử Tổng Bí thư là gì?
Theo Điều 3 Quy chế bầu cử trong Đảng ban hành kèm Quyết định 190-QĐ/TW năm 2024 quy định về hình thức bầu cử như sau:
Điều 3. Hình thức bầu cử
1. Bỏ phiếu kín thực hiện trong các trường hợp:
- Bầu ban chấp hành đảng bộ, chi bộ (gọi tắt là cấp ủy); bầu Ban Chấp hành Trung ương Đảng.
- Bầu ban thường vụ, bí thư, phó bí thư cấp ủy.
- Bầu Bộ Chính trị, Tổng Bí thư, Ban Bí thư.
- Bầu ủy ban kiểm tra, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm ủy ban kiểm tra.
- Bầu đại biểu dự đại hội đảng bộ cấp trên.
- Lấy phiếu xin ý kiến về các ứng cử viên để đưa vào danh sách bầu cử.
- Giới thiệu đảng viên ứng cử các chức danh lãnh đạo Nhà nước, Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội, hội quần chúng do Đảng, Nhà nước giao nhiệm vụ.
2. Biểu quyết giơ tay (sử dụng thẻ đảng viên để biểu quyết) thực hiện trong các trường hợp:
- Bầu các cơ quan điều hành, giúp việc đại hội, hội nghị (đoàn chủ tịch đại hội, đoàn thư ký, thư ký đại hội, chủ tịch hội nghị, ban thẩm tra tư cách đại biểu, ban kiểm phiếu).
- Thông qua số lượng và danh sách bầu cử.
Như vậy, theo quy định nêu trên, bầu cử Tổng Bí thư theo hình thức bỏ phiếu kín.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2024, kỷ niệm bao nhiêu năm Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11/1930 - 18/11/2024)?
- 12 dịch vụ tại cảng biển thuộc diện kê khai giá từ ngày 15/01/2025?
- Mẫu đơn giải trình Đảng viên sinh con thứ 3 mới nhất năm 2024?
- Tỉnh Bắc Kạn có bao nhiêu huyện và thành phố? Tỉnh Bắc Kạn giáp tỉnh nào?
- Lập xuân 2025 vào ngày nào? Ngày Lập xuân bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?