Hạn mức giao đất cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tại tỉnh Bình Thuận từ ngày 10/11/2024?
Hạn mức giao đất cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tại tỉnh Bình Thuận từ ngày 10/11/2024?
Căn cứ theo Điều 3 Quyết định 52/2024/QĐ-UBND tỉnh Bình Thuận,hạn mức giao đất cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tại tỉnh Bình Thuận từ ngày 10/11/2024 như sau:
- Khu vực thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi, huyện Phú Quý: tối đa không quá 5.000 m2.
- Khu vực tại các huyện còn lại: tối đa không quá 7.000 m.
Căn cứ nhu cầu thực tế về hoạt động tôn giáo của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc và quỹ đất của ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định diện tích đất giao cho các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc không vượt quá 5.000 m2 đối với khu vực thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi, huyện Phú Quý và không vượt quá 7.000 m đối với khu vực tại các huyện còn lại.
Tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc đã được cấp có thẩm quyền giao đất tôn giáo trước ngày 10/11/2024 mà đang sử dụng diện tích đất tôn giáo có hạn mức lớn hơn 5.000 m2 đối với khu vực thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi, huyện Phú Quý và hơn 7.000 m đối với khu vực tại các huyện còn lại thì tiếp tục sử dụng theo hiện trạng đã được cấp có thẩm quyền công nhận.
Đối với cơ sở tôn giáo xếp hạng di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh nếu có nhu cầu sử dụng đất có hạn mức lớn hơn 5.000 m2 đối với khu vực thành phố Phan Thiết, thị xã La Gi, huyện Phú Quý và hơn 7.000 m đối với khu vực tại các huyện còn lại để phù hợp với tình hình thực tế của tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc thì Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét quyết định từng trường hợp cụ thể.
Đối với các tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc đã nộp hồ sơ trình cơ quan có thẩm quyền để xin giao đất mới, giao đất mở rộng trước ngày 01/8/2024 thì tiếp tục giải quyết nhu cầu theo đề xuất đã được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
Hạn mức giao đất cho tổ chức tôn giáo, tổ chức tôn giáo trực thuộc tại tỉnh Bình Thuận từ ngày 10/11/2024? (Hình từ Internet)
Hạn mức giao đất ở cho cá nhân tại nông thôn trên địa bàn tỉnh Bình Thuận?
Căn cứ theo Điều 8 Quy định giấy tờ khác về quyền sử dụng đất; hạn mức giao đất, hạn mức công nhận, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận ban hành kèm theo Quyết định 33/2024/QĐ-UBND tỉnh Bình Thuận, hạn mức giao đất ở cho cá nhân tại nông thôn là:
- Các xã đồng bằng: Không quá 300 m².
- Các xã trung du, miền núi: Không quá 400 m².
- Các xã thuộc huyện Phú Quý: Không quá 200 m².
Lưu ý: Diện tích tối thiểu không được nhỏ hơn 60 m² đất ở nông thôn.
Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân tại tỉnh Bình Thuận?
Căn cứ theo Điều 7 Quy định giấy tờ khác về quyền sử dụng đất; hạn mức giao đất, hạn mức công nhận, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất trên địa bàn tỉnh Bình Thuận ban hành kèm theo Quyết định 33/2024/QĐ-UBND tỉnh Bình Thuận quy định như sau:
Điều 7. Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân
Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân là 15 lần hạn mức giao đất nông nghiệp của cá nhân đối với mỗi loại đất.
Căn cứ theo điểm b khoản 1, khoản 2, khoản 3 Điều 176 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:
Điều 176. Hạn mức giao đất nông nghiệp
1. Hạn mức giao đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối cho cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp được quy định như sau:
a) Không quá 03 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ và khu vực đồng bằng sông Cửu Long;
b) Không quá 02 ha cho mỗi loại đất đối với tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác.
2. Hạn mức giao đất trồng cây lâu năm cho cá nhân không quá 10 ha đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 30 ha đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
3. Hạn mức giao đất cho cá nhân không quá 30 ha đối với mỗi loại đất:
a) Đất rừng phòng hộ;
b) Đất rừng sản xuất là rừng trồng.
[...]
Căn cứ theo điểm a khoản 1 Điều 3 Nghị quyết 81/2023/QH15 quy định như sau:
Điều 3. Định hướng phát triển không gian kinh tế - xã hội
1. Phân vùng kinh tế - xã hội, định hướng phát triển và liên kết vùng
a) Phân vùng kinh tế - xã hội
Tổ chức không gian phát triển đất nước thành 06 vùng kinh tế - xã hội; xây dựng mô hình tổ chức, cơ chế điều phối vùng để thực hiện liên kết nội vùng và thúc đẩy liên kết giữa các vùng, nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn lực.
- Vùng trung du và miền núi phía Bắc, gồm 14 tỉnh: Hà Giang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc Giang, Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên và Hoà Bình.
- Vùng đồng bằng sông Hồng, gồm 11 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương, Hưng Yên, Vĩnh Phúc, Bắc Ninh, Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình và Quảng Ninh.
- Vùng Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung, gồm 14 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương: Thanh Hoá, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hoà, Ninh Thuận và Bình Thuận.
[...]
Như vậy, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân tại tỉnh Bình Thuận đối với mỗi loại đất cụ thể như sau:
- Đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối: Không quá 30 ha cho mỗi loại đất.
- Đất trồng cây lâu năm cho cá nhân không quá 150 ha đối với xã, phường, thị trấn ở đồng bằng; không quá 450 ha đối với xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.
- Đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng trồng: không quá 450 ha cho mỗi loại đất.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Học sinh được nghỉ bao nhiêu ngày Tết 2025? Học kỳ 2 năm học 2024 - 2025 bắt đầu khi nào?
- Tên gọi Hà Nội có từ khi nào? Phía Bắc Thủ đô Hà Nội tiếp giáp với tỉnh thành nào?
- Còn bao nhiêu ngày thứ 2 nữa đến Tết 2025? Đếm ngược ngày Tết Âm lịch 2025?
- Trường công lập được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất có được phép chuyển sang thuê đất thu tiền hằng năm để kinh doanh không?
- Từ 1/1/2025, tài liệu ôn luyện kiểm tra phục hồi điểm GPLX được đăng tải trên đâu?