Bảng mô tả Khung trình độ quốc gia Việt Nam chi tiết nhất?

Bảng mô tả Khung trình độ quốc gia Việt Nam chi tiết nhất? Khung trình độ quốc gia Việt Nam có bao nhiêu bậc? Ai có thẩm quyền phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam?

Bảng mô tả Khung trình độ quốc gia Việt Nam chi tiết nhất?

Căn cứ Phụ lục ban hành kèm theo Quyết định 1982/QĐ-TTg năm 2016 quy định bảng mô tả Khung trình độ quốc gia Việt Nam chi tiết nhất như sau:

Bậc trình độ

Chuẩn đầu ra

Người tốt nghiệp khóa đào tạo phải có kiến thức:

Chuẩn đầu ra

Người tốt nghiệp khóa đào tạo phải có kỹ năng:

Chuẩn đầu ra

Người tốt nghiệp khóa đào tạo phải có mức tự chủ và trách nhiệm:

Khối lượng học tập tối thiểu

Văn bằng, chứng chỉ

1

- Kiến thức thực tế và sự hiểu biết trong phạm vi hẹp về một vài công việc của một nghề xác định.

- Kiến thức cơ bản về tự nhiên, văn hóa, xã hội và pháp luật phục vụ cuộc sống, học tập nâng cao và chuẩn bị cho công việc nghề nghiệp.

- Kỹ năng thực hành cơ bản, lao động chân tay, trực tiếp;

- Kỹ năng giao tiếp cơ bản trong môi trường quen thuộc.

- Thực hiện một số công việc đơn giản, có tính lặp lại, dưới sự giúp đỡ của người hướng dẫn.

- Làm việc với sự giám sát chặt chẽ, tuân theo hướng dẫn hoặc làm theo mẫu.

- Tự đánh giá và đánh giá công việc với sự giúp đỡ của người hướng dẫn.

5 Tín chỉ

Chứng chỉ 1

2

- Kiến thức thực tế và lý thuyết về hoạt động trong phạm vi hẹp của một nghề.

- Kiến thức phổ thông về tự nhiên, văn hóa, xã hội và pháp luật phục vụ cuộc sống, công việc nghề nghiệp và học tập nâng cao.

- Kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành để áp dụng các phương pháp, công cụ, tài liệu thích hợp và thông tin sẵn có.

- Kỹ năng giao tiếp để trình bày kết quả hoặc báo cáo công việc của bản thân.

- Thực hiện một số công việc có tính thường xuyên, tự chủ tương đối trong môi trường quen thuộc;

- Làm việc trong môi trường không quen thuộc với chỉ dẫn của người hướng dẫn;

- Tự đánh giá và đánh giá kết quả của nhiệm vụ được giao.

15 Tín chỉ

Chứng chỉ 2

3

- Kiến thức thực tế và lý thuyết về những nguyên tắc, quá trình và khái niệm thông thường trong phạm vi của một nghề đào tạo;

- Kiến thức phổ thông về tự nhiên, văn hóa, xã hội và pháp luật phục vụ cuộc sống, công việc nghề nghiệp, và học tập nâng cao.

- Kiến thức cơ bản về công nghệ thông tin liên quan đến công việc nghề nghiệp nhất định.

- Kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành để làm việc hoặc giải quyết công việc một cách độc lập.

- Kỹ năng sử dụng các thuật ngữ chuyên môn trong giao tiếp hiệu quả tại nơi làm việc.

- Làm việc độc lập trong các điều kiện ổn định và môi trường quen thuộc;

- Thực hiện công việc được giao và tự đánh giá kết quả theo các tiêu chí đã được xác định.

- Tham gia làm việc theo tổ, nhóm và chịu trách nhiệm một phần đối với kết quả công việc.

25 Tín chỉ

Chứng chỉ 3

4

- Kiến thức thực tế và lý thuyết tương đối rộng trong phạm vi của ngành, nghề đào tạo.

- Kiến thức cơ bản về chính trị, văn hóa, xã hội và pháp luật đáp ứng yêu cầu công việc nghề nghiệp và hoạt động xã hội thuộc lĩnh vực chuyên môn.

- Kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc.

- Kỹ năng nhận thức, kỹ năng nghề nghiệp thực hiện nhiệm vụ, giải quyết vấn đề bằng việc lựa chọn và áp dụng các phương pháp cơ bản, công cụ, tài liệu và thông tin.

- Kỹ năng sử dụng các thuật ngữ chuyên môn của ngành, nghề đào tạo trong giao tiếp hiệu quả tại nơi làm việc; phản biện và sử dụng các giải pháp thay thế; đánh giá chất lượng công việc và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

- Có năng lực ngoại ngữ bậc 1/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam

- Làm việc độc lập trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm một phần đối với nhóm.

- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện công việc đã định sẵn.

- Đánh giá hoạt động của nhóm và kết quả thực hiện.

35 Tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp THPT

50 Tín chỉ đối với người có bằng tốt nghiệp THCS

Bằng Trung cấp

5

- Kiến thức thực tế và lý thuyết rộng trong phạm vi của ngành, nghề đào tạo.

- Kiến thức cơ bản về chính trị; văn hóa, xã hội và pháp luật đáp ứng yêu cầu công việc nghề nghiệp và hoạt động xã hội thuộc lĩnh vực chuyên môn.

- Kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc.

- Kiến thức thực tế về quản lý, nguyên tắc và phương pháp lập kế hoạch, tổ chức thực hiện và giám sát, đánh giá các quá trình thực hiện trong phạm vi của ngành, nghề đào tạo.

- Kỹ năng nhận thức và tư duy sáng tạo để xác định, phân tích và đánh giá thông tin trong phạm vi rộng;

- Kỹ năng thực hành nghề nghiệp giải quyết phần lớn các công việc phức tạp trong phạm vi của ngành, nghề đào tạo;

- Kỹ năng nhận thức, tư duy sáng tạo để xác định, phân tích và đánh giá thông tin trong phạm vi rộng.

- Kỹ năng truyền đạt hiệu quả các thông tin, ý tưởng, giải pháp tới người khác tại nơi làm việc;

- Có năng lực ngoại ngữ bậc 2/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam

- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm, giải quyết công việc, vấn đề phức tạp trong điều kiện làm việc thay đổi.

- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định; chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.

- Đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

60 Tín chỉ

Bằng Cao đẳng

6

- Kiến thức thực tế vững chắc, kiến thức lý thuyết sâu, rộng trong phạm vi của ngành đào tạo.

- Kiến thức cơ bản về khoa học xã hội, khoa học chính trị và pháp luật.

- Kiến thức về công nghệ thông tin đáp ứng yêu cầu công việc.

- Kiến thức về lập kế hoạch, tổ chức và giám sát các quá trình trong một lĩnh vực hoạt động cụ thể.

- Kiến thức cơ bản về quản lý, điều hành hoạt động chuyên môn.

- Kỹ năng cần thiết để có thể giải quyết các vấn đề phức tạp.

- Kỹ năng dẫn dắt, khởi nghiệp, tạo việc làm cho mình và cho người khác.

- Kỹ năng phản biện, phê phán và sử dụng các giải pháp thay thế trong điều kiện môi trường không xác định hoặc thay đổi.

- Kỹ năng đánh giá chất lượng công việc sau khi hoàn thành và kết quả thực hiện của các thành viên trong nhóm.

- Kỹ năng truyền đạt vấn đề và giải pháp tới người khác tại nơi làm việc; chuyển tải, phổ biến kiến thức, kỹ năng trong việc thực hiện những nhiệm vụ cụ thể hoặc phức tạp.

- Có năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 Khung năng lực ngoại ngữ của Việt Nam.

- Làm việc độc lập hoặc làm việc theo nhóm trong điều kiện làm việc thay đổi, chịu trách nhiệm cá nhân và trách nhiệm đối với nhóm.

- Hướng dẫn, giám sát những người khác thực hiện nhiệm vụ xác định.

- Tự định hướng, đưa ra kết luận chuyên môn và có thể bảo vệ được quan điểm cá nhân.

- Lập kế hoạch, điều phối, quản lý các nguồn lực, đánh giá và cải thiện hiệu quả các hoạt động.

120-180 Tín chỉ

Bằng Đại học

7

- Kiến thức thực tế và lý thuyết sâu, rộng, tiên tiến, nắm vững các nguyên lý và học thuyết cơ bản trong lĩnh vực nghiên cứu thuộc chuyên ngành đào tạo.

- Kiến thức liên ngành có liên quan.

- Kiến thức chung về quản trị và quản lý.

- Kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin để đưa ra giải pháp xử lý các vấn đề một cách khoa học;

- Có kỹ năng truyền đạt tri thức dựa trên nghiên cứu, thảo luận các vấn đề chuyên môn và khoa học với người cùng ngành và với những người khác.

- Kỹ năng tổ chức, quản trị và quản lý các hoạt động nghề nghiệp tiên tiến.

- Kỹ năng nghiên cứu phát triển và sử dụng các công nghệ một cách sáng tạo trong lĩnh vực học thuật và nghề nghiệp.

- Có trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 4/6 Khung năng lực ngoại ngữ Việt Nam.

- Nghiên cứu, đưa ra những sáng kiến quan trọng.

- Thích nghi, tự định hướng và hướng dẫn người khác.

- Đưa ra những kết luận mang tính chuyên gia trong lĩnh vực chuyên môn.

- Quản lý, đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn.

30-60 Tín chỉ

Bằng Thạc sĩ

8

- Kiến thức tiên tiến, chuyên sâu ở vị trí hàng đầu của một lĩnh vực khoa học;

- Kiến thức cốt lõi, nền tảng thuộc lĩnh vực của chuyên ngành đào tạo.

- Kiến thức về tổ chức nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mới.

- Kiến thức về quản trị tổ chức.

- Kỹ năng làm chủ các lý thuyết khoa học, phương pháp, công cụ phục vụ nghiên cứu và phát triển.

- Kỹ năng tổng hợp, làm giàu và bổ sung tri thức chuyên môn.

- Kỹ năng suy luận, phân tích các vấn đề khoa học và đưa ra những hướng xử lý một cách sáng tạo, độc đáo.

- Kỹ năng quản lý, điều hành chuyên môn trong nghiên cứu và phát triển.

- Tham gia thảo luận trong nước và quốc tế thuộc ngành hoặc lĩnh vực nghiên cứu và phổ biến các kết quả nghiên cứu.

- Nghiên cứu, sáng tạo tri thức mới.

- Đưa ra các ý tưởng, kiến thức mới trong những hoàn cảnh phức tạp và khác nhau.

- Thích ứng, tự định hướng và dẫn dắt những người khác.

- Phán quyết, ra quyết định mang tính chuyên gia.

- Quản lý nghiên cứu và có trách nhiệm cao trong việc học tập để phát triển tri thức chuyên nghiệp, kinh nghiệm và sáng tạo ra ý tưởng mới và quá trình mới.

90-120 Tín chỉ

Bằng Tiến sĩ

Khung trình độ quốc gia Việt Nam có bao nhiêu bậc?

Căn cứ khoản 4 Điều 1 Quyết định 1982/QĐ-TTg năm 2016 quy định phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam với những nội dung sau đây:

Điều 1. Phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam với những nội dung sau đây:
[...]
4. Cấu trúc:
Cấu trúc Khung trình độ quốc gia Việt Nam như sau:
a) Bậc trình độ:
Bao gồm 8 bậc: Bậc 1 - Sơ cấp I; Bậc 2 - Sơ cấp II, Bậc 3 - Sơ cấp III, Bậc 4 - Trung cấp; Bậc 5 - Cao đẳng; Bậc 6 - Đại học; Bậc 7 - Thạc sĩ; Bậc 8 - Tiến sĩ.
b) Chuẩn đầu ra bao gồm:
- Kiến thức thực tế và kiến thức lý thuyết;
- Kỹ năng nhận thức, kỹ năng thực hành nghề nghiệp và kỹ năng giao tiếp, ứng xử;
- Mức độ tự chủ và trách nhiệm cá nhân trong việc áp dụng kiến thức, kỹ năng để thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn.
[...]

Như vậy, khung trình độ quốc gia Việt Nam gồm 8 bậc: Bậc 1 - Sơ cấp I; Bậc 2 - Sơ cấp II, Bậc 3 - Sơ cấp III, Bậc 4 - Trung cấp; Bậc 5 - Cao đẳng; Bậc 6 - Đại học; Bậc 7 - Thạc sĩ; Bậc 8 - Tiến sĩ.

Bảng mô tả Khung trình độ quốc gia Việt Nam chi tiết nhất?

Bảng mô tả Khung trình độ quốc gia Việt Nam chi tiết nhất? (Hình từ Internet)

Ai có thẩm quyền phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam?

Căn cứ Điều 6 Luật Giáo dục 2019 quy định hệ thống giáo dục quốc dân:

Điều 6. Hệ thống giáo dục quốc dân
[...]
3. Thủ tướng Chính phủ quyết định phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và Khung trình độ quốc gia Việt Nam; quy định thời gian đào tạo, tiêu chuẩn cho từng trình độ đào tạo, khối lượng học tập tối thiểu đối với trình độ của giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.
4. Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, quy định ngưỡng đầu vào trình độ cao đẳng, trình độ đại học thuộc ngành đào tạo giáo viên và ngành thuộc lĩnh vực sức khỏe

Theo quy định trên, Thủ tướng Chính phủ có thẩm quyền quyết định phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam.

Khung trình độ quốc gia
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Khung trình độ quốc gia
Hỏi đáp Pháp luật
Bảng mô tả Khung trình độ quốc gia Việt Nam chi tiết nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Khung trình độ quốc gia
Phan Vũ Hiền Mai
26 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào