Có phải chuyển MST người phụ thuộc sang MST cá nhân không?

Có phải chuyển MST người phụ thuộc sang MST cá nhân không? Người phụ thuộc gồm những đối tượng nào?

Có phải chuyển MST người phụ thuộc sang MST cá nhân không?

Căn cứ khoản 3 Điều 30 Luật Quản lý thuế 2019 quy định đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế:

Điều 30. Đối tượng đăng ký thuế và cấp mã số thuế
[...]
3. Việc cấp mã số thuế được quy định như sau:
a) Doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt quá trình hoạt động từ khi đăng ký thuế cho đến khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế. Người nộp thuế có chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc trực tiếp thực hiện nghĩa vụ thuế thì được cấp mã số thuế phụ thuộc. Trường hợp doanh nghiệp, tổ chức, chi nhánh, văn phòng đại diện, đơn vị phụ thuộc thực hiện đăng ký thuế theo cơ chế một cửa liên thông cùng với đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã, đăng ký kinh doanh thì mã số ghi trên giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, giấy chứng nhận đăng ký hợp tác xã, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh đồng thời là mã số thuế;
b) Cá nhân được cấp 01 mã số thuế duy nhất để sử dụng trong suốt cuộc đời của cá nhân đó. Người phụ thuộc của cá nhân được cấp mã số thuế để giảm trừ gia cảnh cho người nộp thuế thu nhập cá nhân. Mã số thuế cấp cho người phụ thuộc đồng thời là mã số thuế của cá nhân khi người phụ thuộc phát sinh nghĩa vụ với ngân sách nhà nước;
c) Doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có trách nhiệm khấu trừ, nộp thuế thay được cấp mã số thuế nộp thay để thực hiện khai thuế, nộp thuế thay cho người nộp thuế;
d) Mã số thuế đã cấp không được sử dụng lại để cấp cho người nộp thuế khác;
đ) Mã số thuế của doanh nghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức khác sau khi chuyển đổi loại hình, bán, tặng, cho, thừa kế được giữ nguyên;
e) Mã số thuế cấp cho hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là mã số thuế cấp cho cá nhân người đại diện hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh.
[...]

Theo quy định trên, MST người phụ thuộc cũng chính là MST cá nhân của người đó, khi người phụ thuộc phát sinh nghĩa vụ thuế thì MST của người phụ thuộc đồng thời là MST của cá nhân dùng để kê khai, nộp thuế theo quy định.

Như vậy, có thể hiểu khi người phụ thuộc phát sinh nghĩa vụ thuế, MST người phụ thuộc sẽ tự động được cơ quan thuế chuyển thành MST cá nhân mà không phải làm thủ tục.

Văn bản quy phạm pháp luật nào do Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành?

Văn bản quy phạm pháp luật nào do Ủy ban nhân dân cấp huyện ban hành? (Hình từ Internet)

Người phụ thuộc gồm những đối tượng nào?

Căn cứ điểm d khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 25 Thông tư 92/2015/TT-BTC quy định các khoản giảm trừ:

Điều 9. Các khoản giảm trừ
[...]
d) Người phụ thuộc bao gồm:
d.1) Con: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng, cụ thể gồm:
d.1.1) Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng).
Ví dụ 10: Con ông H sinh ngày 25 tháng 7 năm 2014 thì được tính là người phụ thuộc từ tháng 7 năm 2014.
d.1.2) Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động.
d.1.3) Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông (tính cả trong thời gian chờ kết quả thi đại học từ tháng 6 đến tháng 9 năm lớp 12) không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.
d.2) Vợ hoặc chồng của người nộp thuế đáp ứng điệu kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này.
d.3) Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này.
d.4) Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng và đáp ứng điều kiện tại điểm đ, khoản 1, Điều này bao gồm:
d.4.1) Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế.
d.4.2) Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế.
d.4.3) Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột.
d.4.4) Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.
[...]

Như vậy, theo quy định trên thì người phụ thuộc gồm những đối tượng sau đây:

- Con: con đẻ, con nuôi hợp pháp, con ngoài giá thú, con riêng của vợ, con riêng của chồng, cụ thể gồm:

+ Con dưới 18 tuổi (tính đủ theo tháng).

+ Con từ 18 tuổi trở lên bị khuyết tật, không có khả năng lao động.

+ Con đang theo học tại Việt Nam hoặc nước ngoài tại bậc học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, dạy nghề, kể cả con từ 18 tuổi trở lên đang học bậc học phổ thông không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng không vượt quá 1.000.000 đồng.

- Vợ hoặc chồng của người nộp thuế đáp ứng điệu kiện tại điểm đ khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC đối với người trong độ tuổi lao động phải đáp ứng đồng thời các điều kiện sau:

+ Bị khuyết tật, không có khả năng lao động.

+ Không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

+ Đối với người ngoài độ tuổi lao động phải không có thu nhập hoặc có thu nhập bình quân tháng trong năm từ tất cả các nguồn thu nhập không vượt quá 1.000.000 đồng.

- Cha đẻ, mẹ đẻ; cha vợ, mẹ vợ (hoặc cha chồng, mẹ chồng); cha dượng, mẹ kế; cha nuôi, mẹ nuôi hợp pháp của người nộp thuế đáp ứng điều kiện tại điểm đ khoản Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC.

- Các cá nhân khác không nơi nương tựa mà người nộp thuế đang phải trực tiếp nuôi dưỡng và đáp ứng điều kiện tại điểm đ khoản 1 Điều 9 Thông tư 111/2013/TT-BTC bao gồm:

+ Anh ruột, chị ruột, em ruột của người nộp thuế.

+ Ông nội, bà nội; ông ngoại, bà ngoại; cô ruột, dì ruột, cậu ruột, chú ruột, bác ruột của người nộp thuế.

+ Cháu ruột của người nộp thuế bao gồm: con của anh ruột, chị ruột, em ruột.

+ Người phải trực tiếp nuôi dưỡng khác theo quy định của pháp luật.

Mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc là bao nhiêu?

Căn cứ Điều 1 Nghị quyết 954/2020/UBTVQH14 quy định mức giảm trừ gia cảnh:

Điều 1. Mức giảm trừ gia cảnh
Điều chỉnh mức giảm trừ gia cảnh quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật Thuế thu nhập cá nhân số 04/2007/QH12 đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Luật số 26/2012/QH13 như sau:
1. Mức giảm trừ đối với đối tượng nộp thuế là 11 triệu đồng/tháng (132 triệu đồng/năm);
2. Mức giảm trừ đối với mỗi người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng.

Như vậy, theo quy định trên thì mức giảm trừ gia cảnh đối với người phụ thuộc là 4,4 triệu đồng/tháng tương đương với 52,8 triệu đồng/năm.

Mã số thuế
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Mã số thuế
Hỏi đáp Pháp luật
Tra cứu ngày cấp mã số thuế cá nhân online năm 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mã số thuế cấp cho người phụ thuộc đồng thời là mã số thuế của cá nhân khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Có phải chuyển MST người phụ thuộc sang MST cá nhân không?
Hỏi đáp Pháp luật
Người nộp thuế phải thực hiện nghĩa vụ nào trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế?
Hỏi đáp Pháp luật
Có bắt buộc đăng ký mã số thuế trước khi đi làm không?
Hỏi đáp Pháp luật
Các trường hợp nào được khôi phục mã số thuế? Hồ sơ khôi phục mã số thuế của người nộp thuế gồm những giấy tờ gì?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu 19/TB-ĐKT thông báo về việc khôi phục mã số thuế mới nhất 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Mã số thuế không được sử dụng trong các giao dịch kinh tế kể từ thời điểm nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu thông báo về việc người nộp thuế chấm dứt hiệu lực mã số thuế 2024?
Hỏi đáp Pháp luật
Người mua không có mã số thuế thì xuất hóa đơn điện tử như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Mã số thuế
Phan Vũ Hiền Mai
124 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào