Văn bản quy phạm pháp luật nào do Chính phủ ban hành?
Văn bản quy phạm pháp luật nào do Chính phủ ban hành?
Căn cứ Điều 4 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được sửa đổi bổ sung bởi khoản 1 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 quy định hệ thống văn bản quy phạm pháp luật:
Điều 4. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật
1. Hiến pháp.
2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.
3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.
7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.
[...]
Theo quy định trên, Chính phủ có thẩm quyền ban hành văn bản quy phạm pháp luật là Nghị định.
Ngoài ra, Chính phủ có thể phối hợp với Ủy ban thường vụ Quốc hội, Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam ban hành văn bản quy phạm pháp luật là Nghị quyết liên tịch. Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định.
Văn bản quy phạm pháp luật nào do Chính phủ ban hành? (Hình từ Internet)
Chính phủ ban hành Nghị định nhằm mục đích gì?
Căn cứ Điều 19 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 quy định Chính phủ ban hành nghị định để quy định các vấn đề sau:
- Chi tiết điều, khoản, điểm được giao trong luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.
- Các biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước
- Các biện pháp để thực hiện chính sách kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, viên chức, quyền, nghĩa vụ của công dân và các vấn đề khác thuộc thẩm quyền quản lý, điều hành của Chính phủ
- Những vấn đề liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của từ hai bộ, cơ quan ngang bộ trở lên
- Nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ.
- Vấn đề cần thiết thuộc thẩm quyền của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước, quản lý kinh tế, quản lý xã hội. Trước khi ban hành nghị định này phải được sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội.
Đề nghị xây dựng nghị định được xây dựng trên các căn cứ nào?
Căn cứ Điều 84 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 được sửa đổi bởi khoản 18 Điều 1 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật sửa đổi 2020 quy định đề nghị xây dựng nghị định:
Điều 84. Đề nghị xây dựng nghị định
1. Đề nghị xây dựng nghị định được áp dụng đối với việc xây dựng, ban hành nghị định quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 19 của Luật này.
2. Bộ, cơ quan ngang bộ tự mình hoặc theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, kiến nghị của cơ quan, tổ chức, cá nhân chuẩn bị đề nghị xây dựng nghị định thuộc phạm vi ngành, lĩnh vực được phân công phụ trách trình Chính phủ xem xét, thông qua đề nghị xây dựng nghị định quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật này hoặc trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định đề nghị xây dựng nghị định quy định tại khoản 2 Điều 19 của Luật này.
3. Đề nghị xây dựng nghị định được xây dựng trên các căn cứ sau đây:
a) Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước;
b) Chương trình hành động của Chính phủ; yêu cầu quản lý, điều hành của Chính phủ cần phải điều chỉnh bằng nghị định;
c) Kết quả nghiên cứu, tổng kết lý luận và thực tiễn;
d) Cam kết trong điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Theo quy định trên, việc đề nghị xây dựng nghị định được xây dựng dựa trên các căn cứ sau:
- Đường lối, chủ trương của Đảng, chính sách của Nhà nước
- Chương trình hành động của Chính phủ; yêu cầu quản lý, điều hành của Chính phủ cần phải điều chỉnh bằng nghị định
- Kết quả nghiên cứu, tổng kết lý luận và thực tiễn
- Cam kết trong điều ước quốc tế có liên quan mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Thư gửi thầy cô nhân ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11 năm 2024?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tại tỉnh Đồng Tháp từ ngày 11/11/2024?
- Hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng có phải là căn cứ để Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương?
- Từ 1/1/2025, được hưởng trợ cấp tai nạn lao động một lần trong trường hợp nào?
- Trình tự, thủ tục thành lập khu kinh tế như thế nào?