Mẫu số 04 quyết định cho phép đổi tên hội và phê duyệt điều lệ (sửa đổi, bổ sung) hội từ 26/11/2024?
Mẫu số 04 quyết định cho phép đổi tên hội và phê duyệt điều lệ (sửa đổi, bổ sung) hội từ 26/11/2024?
Căn cứ theo Phụ lục 3 Danh mục các mẫu trình bày văn bản áp dụng cho cơ quan quản lý nhà nước về hội ban hành kèm theo Nghị định 126/2024/NĐ-CP
Dưới đây là Mẫu số 04 quyết định cho phép đổi tên hội và phê duyệt điều lệ (sửa đổi, bổ sung) hội:
Tải về Mẫu số 04 quyết định cho phép đổi tên hội và phê duyệt điều lệ (sửa đổi, bổ sung) hội: Tải về
Ghi chú:
(1) Tên cơ quan nhà nước ban hành quyết định.
(2) Tên hội đề nghị đổi tên.
(3) Tên hội sau khi đổi tên.
(4) Cấp được giao thẩm quyền ban hành.
(5) Căn cứ trực tiếp để ban hành quyết định (văn bản thành lập, quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức).
(6) Căn cứ khác liên quan đến thẩm quyền ban hành quyết định (nếu có).
(7) Thủ trưởng đơn vị đề nghị ban hành quyết định.
Mẫu số 04 quyết định cho phép đổi tên hội và phê duyệt điều lệ (sửa đổi, bổ sung) hội từ 26/11/2024? (Hình từ Internet)
Quy định về đổi tên hội như thế nào?
Căn cứ theo Điều 31 Nghị định 126/2024/NĐ-CP quy định về đổi tên hội như sau:
Điều 31. Đổi tên hội
1. Việc đổi tên hội do đại hội của hội xem xét, thông qua trừ trường hợp tên hội mới do chia, tách, sáp nhập, hợp nhất.
2. Tên mới của hội phải đảm bảo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định này, không được gây nhầm lẫn và làm thay đổi lĩnh vực hoạt động chính của hội hoặc gây nhầm lẫn với lĩnh vực hoạt động của các hội đã được thành lập hợp pháp.
3. Hội phải sửa đổi điều lệ hội theo tên mới. Việc đổi tên của hội có hiệu lực sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định này ban hành quyết định cho phép đổi tên và phê duyệt điều lệ hội.
Như vậy, quy định về đổi tên hội cụ thể như sau:
- Việc đổi tên hội do đại hội của hội xem xét, thông qua trừ trường hợp tên hội mới do chia, tách, sáp nhập, hợp nhất.
- Tên mới của hội phải đảm bảo quy định tại khoản 1 Điều 10 Nghị định 126/2024/NĐ-CP, không được gây nhầm lẫn và làm thay đổi lĩnh vực hoạt động chính của hội hoặc gây nhầm lẫn với lĩnh vực hoạt động của các hội đã được thành lập hợp pháp.
- Hội phải sửa đổi điều lệ hội theo tên mới. Việc đổi tên của hội có hiệu lực sau khi được cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại Điều 15 Nghị định 126/2024/NĐ-CP ban hành quyết định cho phép đổi tên và phê duyệt điều lệ hội.
Hồ sơ báo cáo tổ chức đại hội nhiệm kỳ (bản chính) gồm những giấy tờ gì?
Căn cứ tại khoản 9 Điều 19 Nghị định 126/2024/NĐ-CP quy định về hồ sơ báo cáo tổ chức đại hội nhiệm kỳ (bản chính) gồm những giấy tờ như sau:
- Văn bản của hội báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định tại khoản 2, khoản 3, khoản 4 Điều 15 Nghị định 126/2024/NĐ-CP về việc tổ chức đại hội nhiệm kỳ;
Nếu trong đại hội nhiệm kỳ có nội dung về đổi tên hội thì kèm theo đơn đề nghị đổi tên hội, trong đó nêu rõ lý do, sự cần thiết phải đổi tên hội;
- Nghị quyết của ban chấp hành hội về việc tổ chức đại hội nhiệm kỳ và việc đổi tên hội (nếu có);
- Dự thảo báo cáo tổng kết công tác nhiệm kỳ và phương hướng hoạt động nhiệm kỳ mới của hội; báo cáo kiểm điểm của ban chấp hành, ban kiểm tra và báo cáo tài chính của hội; báo cáo số lượng hội viên, trong đó nêu rõ số hội viên chính thức của hội;
- Dự thảo điều lệ (sửa đổi, bổ sung) hoặc dự thảo điều lệ theo tên mới (nếu có);
- Đề án nhân sự, trong đó nêu rõ tiêu chuẩn, cơ cấu, số lượng, dự kiến danh sách thành viên ban chấp hành, ban thường vụ, ban kiểm tra, các chức danh chủ tịch, phó chủ tịch hội và chức danh khác (nếu có);
- Sơ yếu lý lịch cá nhân và phiếu lý lịch tư pháp số 1 không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ của nhân sự dự kiến là chủ tịch hội; nếu nhân sự dự kiến chủ tịch hội là cán bộ, công chức, viên chức hoặc là cán bộ, công chức, viên chức đã nghỉ hưu được cơ quan có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ hoặc đang là chủ tịch hội nhiệm kỳ hiện tại của hội thì không phải nộp phiếu lý lịch tư pháp số 1;
- Dự kiến thời gian, địa điểm tổ chức đại hội, số lượng đại biểu mời, đại biểu chính thức tham dự đại hội, dự kiến chương trình đại hội;
- Ý kiến đồng ý của cơ quan có thẩm quyền theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ đối với nhân sự là cán bộ, công chức, viên chức dự kiến tham gia ban chấp hành, ban thường vụ hoặc giữ các chức danh chủ tịch, phó chủ tịch hội;
- Các nội dung khác thuộc thẩm quyền của đại hội theo quy định của điều lệ hội và quy định của pháp luật (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định miễn thi môn Ngữ văn khi xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025?
- Bộ Đề thi cuối kì 1 Toán 5 Chân trời sáng tạo có đáp án năm 2024-2025?
- Công văn nghỉ thai sản trùng hè mới nhất? Chế độ nghỉ thai sản cho giáo viên trùng hè gồm có những gì?
- Cho người lao động nghỉ Tết Nguyên đán ít hơn số ngày quy định bị xử phạt bao nhiêu?
- Công thức tính điểm xét tốt nghiệp THPT từ năm 2025?