Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ 05/01/2025?
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ 05/01/2025?
Căn cứ theo Điều 3 Nghị định 102/2022/NĐ-CP sửa đổi bởi Điều 1 Nghị định 146/2024/NĐ-CP quy định về từ 05/01/2025, cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam như sau:
(1) Vụ Chính sách tiền tệ
(2) Vụ Quản lý ngoại hối
(3) Vụ Thanh toán
(4) Vụ Tín dụng các ngành kinh tế
(5) Vụ Dự báo, thống kê - Ổn định tiền tệ, tài chính
(6) Vụ Hợp tác quốc tế
(7) Vụ Kiểm toán nội bộ
(8) Vụ Pháp chế
(9) Vụ Tài chính - Kế toán
(10) Vụ Tổ chức cán bộ
(11) Vụ Truyền thông
(12) Văn phòng
(13) Cục Công nghệ thông tin
(14) Cục Phát hành và kho quỹ
(15) Cục Quản lý dự trữ ngoại hối nhà nước
(16) Cục Phòng, chống rửa tiền
(17) Cục Quản trị
(18) Sở Giao dịch
(19) Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng
(20) Các chi nhánh tại tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
(21) Viện Chiến lược ngân hàng
(22) Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam
(23) Thời báo Ngân hàng
(24) Tạp chí Ngân hàng
(25) Học viện Ngân hàng
Các đơn vị từ (1) đến (20) là đơn vị hành chính giúp Thống đốc Ngân hàng Nhà nước thực hiện chức năng quản lý nhà nước và chức năng Ngân hàng Trung ương; các đơn vị từ (21) đến (25) là đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước.
Vụ Chính sách tiền tệ, Vụ Dự báo, thống kê - Ổn định tiền tệ, tài chính có 6 phòng. Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, Vụ Tổ chức cán bộ, Vụ Tài chính Kế toán, Vụ Hợp tác quốc tế có 5 phòng. Vụ Quản lý ngoại hối, Vụ Thanh toán, Vụ Kiểm toán nội bộ có 4 phòng. Vụ Pháp chế có 3 phòng.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng và danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc Ngân hàng Nhà nước theo quy định của pháp luật, trừ Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
Cơ cấu tổ chức của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam từ 05/01/2025? (Hình từ Internet)
Hệ thống tổ chức của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 6 Nghị định 26/2014/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 3 Điều 2 Nghị định 146/2024/NĐ-CP quy định về hệ thống tổ chức của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng như sau:
Điều 6. Hệ thống tổ chức của Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng
Thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng là cơ quan thanh tra trong Ngân hàng Nhà nước, được tổ chức thành hệ thống gồm:
1. Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước.
2. Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
3. Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh).
Như vậy, thanh tra, giám sát ngành Ngân hàng là cơ quan thanh tra trong Ngân hàng Nhà nước, được tổ chức thành hệ thống gồm:
- Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng trực thuộc Ngân hàng Nhà nước.
- Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Cơ quan Thanh tra, giám sát ngân hàng.
- Thanh tra, giám sát ngân hàng thuộc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi là Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh).
Ai có thẩm quyền ra quyết định thanh tra và thanh tra lại?
Căn cứ theo Điều 18 Nghị định 26/2014/NĐ-CP sửa đổi bởi khoản 6 Điều 2 Nghị định 146/2024/NĐ-CP quy định về thẩm quyền ra quyết định thanh tra và thanh tra lại như sau:
Điều 18. Thẩm quyền ra quyết định thanh tra và thanh tra lại
1. Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng, Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ban hành quyết định thanh tra.
2. Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng, Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật qua xem xét, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Như vậy, người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra và thanh tra lại là:
- Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng, Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng, Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh ban hành quyết định thanh tra.
- Chánh Thanh tra, giám sát ngân hàng quyết định thanh tra lại vụ việc đã được Cục trưởng Cục Thanh tra, giám sát ngân hàng, Chánh Thanh tra, giám sát Ngân hàng Nhà nước chi nhánh kết luận nhưng phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật qua xem xét, xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh.
Lưu ý: Nghị định 146/2024/NĐ-CP có hiệu lực thi hành từ ngày 05/01/2025.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thủ tướng yêu cầu bảo đảm công chức viên chức, người lao động được chi trả đầy đủ lương, tiền thưởng dịp Tết Nguyên đán 2025?
- Vòng chung kết cuộc thi Festival Trạng nguyên Tiếng Anh 2025 diễn ra vào ngày nào?
- Đã có thông báo thu hồi đất, có được mua bán đất nữa không?
- Đơn đề nghị tập huấn cấp giấy chứng nhận giáo viên dạy thực hành lái xe mới nhất hiện nay?
- Nút ấn báo cháy được lắp ở đâu? Mẫu tem kiểm định nút ấn báo cháy là mẫu nào?