Theo Nghị định 67/2023/NĐ, mức chi hỗ trợ nhân đạo cho nạn nhân trong các vụ tai nạn giao thông thuộc đối tượng được chi hỗ trợ nhân đạo của Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới là bao nhiêu?
- Theo Nghị định 67/2023/NĐ, mức chi hỗ trợ nhân đạo cho nạn nhân trong các vụ tai nạn giao thông thuộc đối tượng được chi hỗ trợ nhân đạo của Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới là bao nhiêu?
- Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm đóng bao nhiêu vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới?
- Nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm xe cơ giới từ đâu?
Theo Nghị định 67/2023/NĐ, mức chi hỗ trợ nhân đạo cho nạn nhân trong các vụ tai nạn giao thông thuộc đối tượng được chi hỗ trợ nhân đạo của Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới là bao nhiêu?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 17 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 17. Nội dung và tỷ lệ chi của Quỹ bảo hiểm xe cơ giới
1. Quỹ bảo hiểm xe cơ giới được sử dụng cho các mục đích sau:
a) Chi hỗ trợ nhân đạo:
Trong các trường hợp không xác định được xe gây tai nạn, xe không tham gia bảo hiểm, không thuộc phạm vi bảo hiểm và các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định này (trừ hành động cố ý gây thiệt hại của người bị thiệt hại) với mức hỗ trợ cụ thể như sau: 30% giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo quy định cho một người trong một vụ tai nạn đối với trường hợp tử vong và tỷ lệ tổn thương từ 81% trở lên; 10% giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo quy định cho một người trong một vụ tai nạn đối với trường hợp tỷ lệ tổn thương từ 31% đến dưới 81%.
Sau khi doanh nghiệp bảo hiểm đã thực hiện tạm ứng bồi thường quy định tại điểm b khoản 3 Điều 12 Nghị định này, Quỹ bảo hiểm xe cơ giới có trách nhiệm hoàn trả số tiền mà doanh nghiệp bảo hiểm đã tạm ứng bồi thường trong trường hợp tai nạn được xác định thuộc loại trừ trách nhiệm bảo hiểm hoặc không thuộc phạm vi bảo hiểm.
Mức chi không vượt quá 30% tổng số tiền đóng vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới hàng năm và số dư Quỹ bảo hiểm xe cơ giới các năm trước (nếu có). Trường hợp trong năm Quỹ bảo hiểm xe cơ giới đã chi hết số tiền được chi hỗ trợ nhân đạo thì các hồ sơ chi hỗ trợ nhân đạo chưa được giải quyết sẽ được chuyển sang chi hỗ trợ nhân đạo của năm kế tiếp.
[...]
Như vậy, theo quy định tại Nghị định 67/2023/NĐ-CP ngày 6/9/2023 của Chính phủ, mức chi hỗ trợ nhân đạo cho nạn nhân trong các vụ tai nạn giao thông thuộc đối tượng được chi hỗ trợ nhân đạo của Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới là:
30% giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo quy định cho một người trong một vụ tai nạn đối với trường hợp tử vong và tỷ lệ tổn thương từ 81% trở lên; 10% giới hạn trách nhiệm bảo hiểm theo quy định cho một người trong một vụ tai nạn đối với trường hợp tỷ lệ tổn thương từ 31% đến dưới 81%.
Lưu ý:
- Áp dụng trong các trường hợp không xác định được xe gây tai nạn, xe không tham gia bảo hiểm, không thuộc phạm vi bảo hiểm và các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Nghị định 67/2023/NĐ-CP (trừ hành động cố ý gây thiệt hại của người bị thiệt hại) với mức hỗ trợ.
- Mức chi không vượt quá 30% tổng số tiền đóng vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới hàng năm và số dư Quỹ bảo hiểm xe cơ giới các năm trước (nếu có).
Trường hợp trong năm Quỹ bảo hiểm xe cơ giới đã chi hết số tiền được chi hỗ trợ nhân đạo thì các hồ sơ chi hỗ trợ nhân đạo chưa được giải quyết sẽ được chuyển sang chi hỗ trợ nhân đạo của năm kế tiếp.
Theo Nghị định 67/2023/NĐ, mức chi hỗ trợ nhân đạo cho nạn nhân trong các vụ tai nạn giao thông thuộc đối tượng được chi hỗ trợ nhân đạo của Quỹ Bảo hiểm xe cơ giới là bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm đóng bao nhiêu vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới?
Theo khoản 1 Điều 16 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 16. Đóng góp Quỹ bảo hiểm xe cơ giới
1. Doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm trích tối đa 1% tổng số phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thực tế thu được của các hợp đồng bảo hiểm gốc trong năm tài chính trước liền kề để đóng vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới.
2. Trước ngày 30 tháng 4 hàng năm, Hội đồng quản lý Quỹ bảo hiểm xe cơ giới quyết định tỷ lệ đóng góp vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới, thực hiện thông báo cho các doanh nghiệp bảo hiểm và Bộ Tài chính.
3. Doanh nghiệp bảo hiểm triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thực hiện đóng góp vào tài khoản của Quỹ bảo hiểm xe cơ giới theo thời hạn sau:
a) Trước ngày 30 tháng 6 hàng năm: Nộp 50% tổng số tiền quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
b) Trước ngày 31 tháng 12 hàng năm: Nộp số tiền còn lại quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này.
Theo đó, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm trích tối đa 1% tổng số phí bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới thực tế thu được của các hợp đồng bảo hiểm gốc trong năm tài chính trước liền kề để đóng vào Quỹ bảo hiểm xe cơ giới.
Nguồn hình thành Quỹ bảo hiểm xe cơ giới từ đâu?
Theo Điều 15 Nghị định 67/2023/NĐ-CP quy định nuồn hình thành Quỹ bảo hiểm xe cơ giới từ:
(1) Đóng góp của các doanh nghiệp bảo hiểm được phép triển khai bảo hiểm bắt buộc trách nhiệm dân sự của chủ xe cơ giới.
(2) Thu từ lãi tiền gửi.
(3) Các nguồn tài trợ, hỗ trợ của các tổ chức, cá nhân.
(4) Các khoản thu hợp pháp khác (nếu có).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?