Cơ sở chăn nuôi sẽ được hỗ trợ công phối giống nhân tạo gia súc trâu bò tối đa là bao nhiêu tiền?
Cơ sở chăn nuôi sẽ được hỗ trợ công phối giống nhân tạo gia súc trâu bò tối đa là bao nhiêu tiền?
Căn cứ theo điểm đ khoản 2 Điều 8 Nghị định 106/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 8. Hỗ trợ phối giống nhân tạo đối với trâu, bò, lợn
1. Đối tượng được hỗ trợ
Tổ chức, cá nhân có hoạt động chăn nuôi theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 21 Nghị định số 13/2020/NĐ-CP ngày 21 tháng 01 năm 2020 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Chăn nuôi và được giao nhiệm vụ thực hiện chương trình hỗ trợ phối giống nhân tạo gia súc.
2. Nội dung và mức hỗ trợ:
a) Hỗ trợ 100% chi phí về vật tư phối giống nhân tạo gia súc gồm tinh đông lạnh, Nitơ lỏng, găng tay và dụng cụ dẫn tinh để phối giống cho trâu, bò cái; tối đa 03 liều tinh/lần có chửa đối với trâu, bò sữa và 02 liều tinh/lần có chửa đối với bò thịt.
b) Hỗ trợ 100% chi phí về liều tinh để thực hiện phối giống cho lợn nái; mức hỗ trợ tối đa 02 liều tinh/lần phối giống và tối đa 06 liều tinh/nái/năm.
c) Hỗ trợ chi phí cho cá nhân được đào tạo về kỹ thuật phối giống nhân tạo gia súc (trâu, bò) theo chi phí thực tế tối đa 02 tháng lương cơ bản/người/khóa.
d) Hỗ trợ một lần không quá 30% chi phí mua bình chứa Nitơ lỏng bảo quản tinh cho người làm dịch vụ phối giống nhân tạo gia súc (trâu, bò); mức hỗ trợ tối đa không quá 05 triệu đồng/bình/người.
đ) Hỗ trợ công phối giống nhân tạo gia súc (trâu, bò), mức hỗ trợ tối đa không quá 300.000 đồng/con phối giống có chửa.
[...]
Theo đó, cơ sở chăn nuôi sẽ được nhà nước hỗ trợ công phối giống nhân tạo gia súc (trâu, bò) với mức hỗ trợ tối đa không quá 300.000 đồng/con phối giống có chửa.
Cơ sở chăn nuôi sẽ được hỗ trợ công phối giống nhân tạo gia súc trâu bò tối đa là bao nhiêu tiền? (Hình từ Internet)
Điều kiện để cơ sở chăn nuôi được hỗ trợ công phối giống nhân tạo gia súc trâu bò?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 8 Nghị định 106/2024/NĐ-CP quy định về điều kiện được hỗ trợ.
Theo đó, cơ sở chăn nuôi phải đáp ứng quy định tại Điều 56 Luật Chăn nuôi 2018, Điều 57 Luật Chăn nuôi 2018 và đã thực hiện nghiệm thu kết quả phối giống nhân tạo gia súc. Cụ thể,
- Cơ sở chăn nuôi nông hộ phải đáp ứng các yêu cầu sau đây: (Điều 56 Luật Chăn nuôi 2018)
+ Chuồng nuôi phải tách biệt với nơi ở của người;
+ Định kỳ vệ sinh, khử trùng, tiêu độc chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi;
+ Có các biện pháp phù hợp để vệ sinh phòng dịch; thu gom, xử lý phân, nước thải chăn nuôi, xác vật nuôi và chất thải chăn nuôi khác theo quy định của pháp luật về thú y, bảo vệ môi trường.
- Cơ sở chăn nuôi có quyền sau đây (khoản 1 Điều 57 Luật Chăn nuôi 2018):
+ Tổ chức, cá nhân đã thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 54 của Luật Chăn nuôi 2018 được hỗ trợ thiệt hại, khôi phục sản xuất khi bị thiên tai, dịch bệnh theo quy định của pháp luật;
+ Được hưởng chính sách của Nhà nước có liên quan đến hoạt động chăn nuôi;
+ Được tập huấn, đào tạo về chăn nuôi;
+ Quảng bá sản phẩm theo quy định của pháp luật;
+ Khiếu nại, tố cáo, khởi kiện liên quan đến chăn nuôi theo quy định của pháp luật.
- Cơ sở chăn nuôi có nghĩa vụ sau đây (khoản 2 Điều 57 Luật Chăn nuôi 2018):
+ Thực hiện kê khai hoạt động chăn nuôi theo quy định tại Điều 54 của Luật Chăn nuôi 2018;
+ Thực hiện các biện pháp an toàn sinh học, vệ sinh môi trường trong chăn nuôi;
+ Xử lý chất thải chăn nuôi theo quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường;
+ Bảo đảm đối xử nhân đạo với vật nuôi theo quy định của pháp luật.
Nhà nước hỗ trợ bao nhiêu lần đối với việc hỗ trợ công phối giống nhân tạo gia súc trâu bò?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 4 Nghị định 106/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 4. Nguyên tắc thực hiện chính sách hỗ trợ
...
5. Mức hỗ trợ từ ngân sách nhà nước quy định tại Nghị định này là mức hỗ trợ tối đa. Mức hỗ trợ cụ thể cho từng chính sách được căn cứ vào chi phí xác định tại khoản 3 và khoản 4 Điều này và khả năng cân đối ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ.
6. Thực hiện hỗ trợ hằng năm đối với chính sách quy định tại Điều 8, điểm a và c khoản 2 Điều 10 Nghị định này; Hỗ trợ một lần đối với chính sách quy định tại Điều 5, Điều 6, Điều 7, Điều 9 và điểm b khoản 2 Điều 10 Nghị định này.
7. Tổ chức, cá nhân đã nhận hỗ trợ từ các quy định về chính sách, chương trình, dự án khác có cùng một nội dung tại cùng một thời điểm thì không được nhận hỗ trợ theo quy định tại Nghị định này. Trường hợp một nội dung hỗ trợ được quy định tại các chính sách khác nhau, tổ chức, cá nhân chỉ được nhận hỗ trợ một lần cho đối tượng nhận hỗ trợ.
8. Trường hợp nhiều tổ chức, cá nhân cùng đáp ứng điều kiện hỗ trợ của các chính sách theo quy định tại Nghị định này thì ưu tiên tổ chức, cá nhân theo các tiêu chí: sản xuất sản phẩm chủ lực của địa phương; ứng dụng công nghệ cao; vùng sâu, vùng xa, vùng hải đảo hoặc vùng có điều kiện kinh tế khó khăn; khả năng tạo việc làm cho người yếu thế; thanh niên khởi nghiệp; phụ nữ làm chủ.
Theo đó, Nhà nước sẽ thực hiện hỗ trợ hằng năm chính sách hỗ trợ công phối giống nhân tạo gia súc (trâu, bò) với mức hỗ trợ tối đa không quá 300.000 đồng/con phối giống có chửa đối với cơ sở chăn nuôi.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?