Doanh nghiệp nhà nước là gì? Ví dụ doanh nghiệp nhà nước?
Doanh nghiệp nhà nước là gì? Ví dụ doanh nghiệp nhà nước?
Căn cứ khoản 11 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
Điều 4. Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
[...]
11. Doanh nghiệp nhà nước bao gồm các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 của Luật này.
[...]
Như vậy, doanh nghiệp nhà nước là các doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết theo quy định tại Điều 88 Luật Doanh nghiệp 2020.
Doanh nghiệp nhà nước được tổ chức quản lý dưới hình thức công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, bao gồm:
(1) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế nhà nước, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
(2) Doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc tổng số cổ phần có quyền biểu quyết, trừ doanh nghiệp quy định tại (1)
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết là công ty mẹ của tập đoàn kinh tế, công ty mẹ của tổng công ty nhà nước, công ty mẹ trong nhóm công ty mẹ - công ty con;
- Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, công ty cổ phần là công ty độc lập do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ, tổng số cổ phần có quyền biểu quyết.
Ví dụ doanh nghiệp nhà nước:
- Tổng công ty Lưu ký và Bù trừ chứng khoán Việt Nam
Tên đại diện chủ sở hữu: Bộ Tài chính
Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- Tập đoàn Dầu khí Việt Nam
Tên đại diện chủ sở hữu: Uỷ ban Quản lý vốn nhà nước tại Doanh nghiệp
Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- Tổng công ty Bưu điện Việt Nam
Tên đại diện chủ sở hữu: Bộ Thông tin và Truyền thông
Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
...
Doanh nghiệp nhà nước là gì? Ví dụ doanh nghiệp nhà nước? (Hình từ Internet)
Điều kiện để được bổ nhiệm làm Giám đốc doanh nghiệp nhà nước như thế nào?
Theo Điều 101 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định giám đốc doanh nghiệp Nhà nước cần đáp ứng các điều kiện sau đây thì mới được bổ nhiệm:
- Không thuộc đối tượng không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam;
- Có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm trong quản trị kinh doanh hoặc trong lĩnh vực, ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp Nhà nước.
- Không phải là người có quan hệ gia đình của người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu cơ quan đại diện chủ sở hữu, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Phó Tổng giám đốc, Phó giám đốc, Kế toán trưởng, Kiểm soát viên công ty.
- Chưa từng bị cách chức Chủ tịch Hội đồng thành viên, thành viên Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc, Phó giám đốc hoặc Phó Tổng giám đốc tại công ty hoặc ở doanh nghiệp nhà nước khác.
- Không kiêm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc của doanh nghiệp khác.
- Đáp ứng các tiêu chuẩn, điều kiện khác theo quy định tại Điều lệ công ty.
Điều kiện bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước là gì?
Theo Điều 28 Nghị định 159/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 7 Điều 1 Nghị định 69/2023/NĐ-CP quy định điều kiện bổ nhiệm người quản lý doanh nghiệp nhà nước như sau
- Phải bảo đảm tiêu chuẩn, điều kiện chung theo quy định của Đảng, Nhà nước và tiêu chuẩn, điều kiện cụ thể của chức vụ, chức danh bổ nhiệm theo quy định của cơ quan có thẩm quyền.
- Đối với nhân sự từ nguồn tại chỗ phải được quy hoạch vào chức vụ, chức danh bổ nhiệm hoặc được quy hoạch chức vụ, chức danh tương đương trở lên.
- Đối với nhân sự nguồn từ nơi khác phải được quy hoạch vào chức vụ, chức danh tương đương trở lên. Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
Trường hợp doanh nghiệp mới thành lập chưa thực hiện việc phê duyệt quy hoạch thì do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Có hồ sơ, lý lịch cá nhân, bản kê khai tài sản, thu nhập theo quy định.
- Tuổi bổ nhiệm:
+ Nhân sự được đề nghị bổ nhiệm lần đầu giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý hoặc đề nghị bổ nhiệm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý cao hơn thì phải đủ tuổi để công tác trọn thời hạn bổ nhiệm.
Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
+ Nhân sự được điều động, bổ nhiệm giữ chức vụ mới tương đương hoặc thấp hơn chức vụ đang giữ thì không tính tuổi bổ nhiệm.
- Đủ sức khỏe để hoàn thành nhiệm vụ được giao.
- Không thuộc các trường hợp bị cấm đảm nhiệm chức vụ theo quy định.
- Không trong thời hạn xử lý kỷ luật, đang bị điều tra, truy tố, xét xử.
Trường hợp doanh nghiệp đang trong thời gian cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra thì cấp có thẩm quyền trao đổi với cơ quan thanh tra, kiểm tra về nhân sự được đề nghị bổ nhiệm trước khi quyết định.
- Có thời gian giữ chức vụ đang đảm nhiệm hoặc chức vụ tương đương tối thiểu là 02 năm (tương đương 24 tháng), nếu không liên tục thì được cộng dồn (chỉ cộng dồn đối với thời gian giữ chức vụ tương đương).
Trường hợp đặc biệt do cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định.
- Người quản lý doanh nghiệp bị kỷ luật trong thời gian giữ chức vụ thì không bổ nhiệm, giới thiệu ứng cử vào chức vụ cao hơn trong thời hạn theo quy định của cấp có thẩm quyền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu giấy xác nhận tuổi Đảng mới nhất 2024 và hướng dẫn cách ghi?
- Diện tích tối thiểu tách thửa đất ở tỉnh Quảng Ninh là bao nhiêu mét vuông?
- 20 khẩu hiệu tuyên truyền Tháng hành động quốc gia phòng, chống HIV/AIDS 2024?
- Lịch âm dương Tháng 11 2024 đầy đủ, chi tiết? Nước ta có ngày lễ lớn nào theo Lịch âm dương Tháng 11 2024 không?
- Tổng hợp Đề thi giữa kì 1 Toán 4 Cánh diều có đáp án tham khảo năm 2024-2025?