Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân tại tỉnh Bình Dương từ ngày 01/11/2024?
Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân tại tỉnh quyền sử dụng đất Bình Dương từ ngày 01/11/2024?
Ngày 18/10/2024, Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Dương ban hành Quyết định 39/2024/QĐ-UBND quy định hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Quyết định 39/2024/QĐ-UBND có hiệu lực thi hành từ từ ngày 01/11/2024, áp dụng cho các đối tượng gồm:
- Cá nhân sử dụng đất có nhu cầu nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp.
- Cơ quan có chức năng quản lý đất đai và tổ chức dịch vụ công về đất đai có liên quan đến việc thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp.
- Tổ chức, cá nhân khác có liên quan đến việc thực hiện thủ tục chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp.
Cụ thể, căn cứ theo Điều 3, Điều 4 Quyết định 39/2024/QĐ-UBND tỉnh Bình Dương, hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân tại Bình Dương từ ngày 01/11/2024 được xác định như sau:
- Đối với đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản: Không quá 45 ha đối với mỗi loại đất.
- Đối với đất trồng cây lâu năm: Không quá 150 ha
- Đối với đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất là rừng trồng: Không quá 450 ha đối với mỗi loại đất.
Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp bao gồm phần diện tích đất nông nghiệp thuộc hành lang bảo vệ các công trình theo quy định pháp luật.
Trường hợp cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thì tổng diện tích được nhận chuyển quyền trong hạn mức đối với mỗi loại đất (đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây lâu năm, đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng trồng) không quá hạn mức quy định.
Việc xác định diện tích đất nông nghiệp đã nhận chuyển quyền trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố dựa trên quy định pháp luật về kê khai của cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp.
Trường hợp cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp bao gồm nhiều loại đất (đất trồng cây hằng năm, đất nuôi trồng thủy sản, đất trồng cây lâu năm, đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất là rừng trồng) thì hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân đó được xác định theo từng loại đất quy định.
Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của cá nhân tại tỉnh Bình Dương từ ngày 01/11/2024? (Hình từ Internet)
Hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp có bắt buộc phải công chứng không?
Căn cứ theo điểm b khoản 3 Điều 27 Luật Đất đai 2024 quy định như sau:
Điều 27. Quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất
[...]
3. Việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau:
a) Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản này;
b) Hợp đồng cho thuê, cho thuê lại quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp; hợp đồng chuyển nhượng, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất, tài sản gắn liền với đất mà một bên hoặc các bên tham gia giao dịch là tổ chức hoạt động kinh doanh bất động sản được công chứng hoặc chứng thực theo yêu cầu của các bên;
c) Văn bản về thừa kế quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất được công chứng hoặc chứng thực theo quy định của pháp luật về dân sự;
d) Việc công chứng, chứng thực thực hiện theo quy định của pháp luật về công chứng, chứng thực.
Như vậy, pháp luật không bắt buộc hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp phải thực hiện công chứng mà chỉ được công chứng theo yêu cầu của các bên.
Tuy nhiên, các giao dịch liên quan đến bất động sản thường phức tạp và xảy ra tranh chấp, vậy nên các bên nên tiến hành công chứng đối với hợp đồng chuyển đổi quyền sử dụng đất nông nghiệp để đảm bảo giá trị pháp lý.
Nội dung điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 53 Luật Đất đai 2024, nội dung điều tra, đánh giá chất lượng đất, tiềm năng đất đai bao gồm:
- Khoanh vùng, xác định vị trí, diện tích và phân mức chất lượng đất đối với các loại đất nông nghiệp, đất chưa sử dụng theo các đặc điểm thổ nhưỡng, địa hình, tính chất vật lý, tính chất hóa học, tính chất sinh học và điều kiện khác.
- Khoanh vùng, xác định vị trí, diện tích và phân mức tiềm năng đất đai đối với các loại đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp, đất chưa sử dụng trên cơ sở phân mức chất lượng đất và hiệu quả sử dụng đất theo các mục tiêu kinh tế, xã hội, môi trường.
- Khoanh vùng các khu vực đất cần bảo vệ, xử lý, cải tạo và phục hồi.
- Lập bản đồ chất lượng đất, bản đồ tiềm năng đất đai; xây dựng và cập nhật dữ liệu chất lượng đất, tiềm năng đất đai vào cơ sở dữ liệu quốc gia về đất đai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biếu quà tết cho khách hàng có phải xuất hóa đơn không? Giá xuất hóa đơn hàng biếu tặng được xác định như thế nào?
- Tổng hợp Đề thi học kì 1 Tiếng Việt lớp 3 năm 2024-2025 tải về nhiều nhất?
- Thi tốt nghiệp THPT 2025: Giảm 1 buổi thi, giảm 2 môn thi?
- Mẫu thông báo thưởng tết Nguyên đán dành cho doanh nghiệp mới nhất 2025?
- Bộ Tài nguyên và Môi trường bãi bỏ 5 Thông tư về cấp Sổ đỏ từ ngày 01/01/2025?