Điểm giống nhau giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô như thế nào?

Điểm giống nhau giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô như thế nào? Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các Bộ để lập dự báo cán cân thanh toán khi nào theo Nghị định 16/2014?

Điểm giống nhau giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô như thế nào?

Căn cứ vào đối tượng nghiên cứu, kinh tế học được chia thành hai bộ phận chính, đó là kinh tế học vi mô và kinh tế học vĩ mô.

Kinh tế vi mô là gì?

Kinh tế học vi mô là một bộ phận của kinh tế học, chuyên nghiên cứu về hành vi kinh tế của các chủ thể tham gia vào nền kinh tế (người tiêu dùng, nhà sản xuất) và cách các chủ thể này tương tác với nhau.

Kinh tế vĩ mô là gì?

Kinh tế học vĩ mô là một bộ phận của kinh tế học, nghiên cứu các chỉ tiêu tổng thể của nền kinh tế trong mối quan hệ tương tác giữa các chủ thể trong nền kinh tế (hộ gia đình, doanh nghiệp, chính phủ và nước ngoài) như một thể thống nhất. Từ đó, nghiên cứu và đề xuất các chính sách kinh tế để ổn định và tăng trưởng kinh tế.

Ví dụ:

- Kinh tế vi mô nghiên cứu cách thức một doanh nghiệp định giá bán từng mặt hàng cụ thể để tối đa hóa lợi nhuận, còn kinh tế vĩ mô nghiên cứu sự biến động trong mức giá chung của toàn bộ các mặt hàng trong nền kinh tế.

- Kinh tế vi mô nghiên cứu các cá nhân tiêu dùng sẽ quyết định chi tiêu như thế nào để tối đa hóa hữu dụng thì kinh tế vĩ mô nghiên cứu quyết định chi tiêu tiêu dùng của các hộ gia đình sẽ làm thay đổi tổng cầu từ đó thay đổi sản lượng của nền kinh tế ra sao.

Sự giống nhau giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô

- Cơ sở: Đều là những bộ phận quan trọng cấu thành nên kinh tế học, không thể chia cắt mà bổ sung cho nhau.

- Mục tiêu chung: Cả kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô đều nhằm mục tiêu hiểu rõ cách hoạt động của nền kinh tế, chỉ khác nhau ở góc độ tiếp cận.

- Sử dụng các công cụ phân tích tương tự: Cả hai ngành đều sử dụng các công cụ phân tích như cung cầu, hàm sản xuất, mô hình toán học để đưa ra các kết luận.

- Dựa trên các giả định: Cả hai ngành đều dựa trên các giả định nhất định về hành vi của các chủ thể kinh tế để xây dựng các lý thuyết.

- Có mối liên hệ mật thiết: Kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô có mối quan hệ tương hỗ. Việc hiểu rõ các quyết định của các cá nhân và doanh nghiệp (kinh tế vi mô) sẽ giúp chúng ta hiểu rõ hơn về hoạt động của toàn bộ nền kinh tế (kinh tế vĩ mô) và ngược lại.

Trong thực tiễn kinh tế và quản lý kinh tế, nếu chỉ giải quyết những vấn đề kinh tế vi mô, quản lý kinh tế vi mô hay quản lý sản xuất kinh doanh mà không có điều chỉnh cần thiết của kinh tế vĩ mô, quản lý nhà nước về kinh tế thì nền kinh tế sẽ bất ổn định và không thể phát triển được.

Sự khác nhau giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô


Kinh Tế Vi Mô

Kinh Tế Vĩ Mô

Định Nghĩa

Nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, doanh nghiệp, hộ gia đình tham gia vào nền kinh tế.

Nghiên cứu nền kinh tế với tư cách tổng thể bao gồm cả quốc gia và quốc tế.

Đối Tượng

Các đơn vị kinh tế nhỏ: cá nhân, hộ gia đình, doanh nghiệp

Toàn bộ nền kinh tế: GDP, lạm phát, thất nghiệp, tăng trưởng,...

Góc độ tiếp cận

Phân tích hành vi của các đơn vị kinh tế nhỏ để hiểu toàn bộ nền kinh tế

Phân tích các chỉ số tổng thể để hiểu hành vi của các đơn vị kinh tế nhỏ

Phạm vi nghiên cứu

Các lý luận cơ bản cho kinh tế học như cung, cầu, giá cả, thị trường; Các lý thuyết về hành vi của người tiêu dùng; Lý thuyết về hành vi của người sản xuất; Cấu trúc thị trường; Thị trường các yếu tố sản xuất: Lao động - vốn - Tài nguyên; Vai trò của Chính phủ trong nền kinh tế thị trường; Các lý luận về trao đổi, phúc lợi kinh tế; Các lý luận về thất bại thị trường;….

Tổng sản phẩm, việc làm, lạm phát, tăng trưởng, chu kỳ kinh tế, vai trò ổn định kinh tế vĩ mô của chính phủ, v.v.

Phương pháp nghiên cứu

Phương pháp mô hình hoá; Phương pháp so sánh tĩnh; Phương pháp phân tích cận biên;….

Kinh tế học vĩ mô sử dụng tích cực phương pháp mô hình hóa. Gần như mỗi một hiện tượng kinh tế vĩ mô lại được mô tả bằng một mô hình riêng với những giả thiết riêng

Mối quan hệ

Các đối tượng trong kinh tế vi mô là độc tập và thường là không tác động trực tiếp lên nhau.

Để có cái nhìn tổng quan với phạm vi rộng trong một nền kinh tế thì các đối tượng của kinh tế vĩ mô sẽ được nghiên cứu tổng hợp, chúng có thể tác động trực tiếp và tương quan nhau.

Điểm giống nhau giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô như thế nào?

Điểm giống nhau giữa kinh tế vi mô và kinh tế vĩ mô như thế nào? (Hình từ Internet)

Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các Bộ để lập dự báo cán cân thanh toán phục vụ công tác điều hành chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác khi nào?

Theo Điều 11 Nghị định 16/2014/NĐ-CP quy định như sau:

Điều 11. Dự báo cán cân thanh toán
1. Định kỳ vào tháng 9 hàng năm, Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các Bộ quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này để lập dự báo các hạng mục chính của cán cân thanh toán năm tiếp theo, bao gồm dự báo của cả năm và dự báo của các quý trong năm, phục vụ công tác điều hành chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác.
2. Định kỳ hàng quý, Ngân hàng Nhà nước phối hợp với các Bộ quy định tại Khoản 2 Điều 2 Nghị định này xem xét, điều chỉnh dự báo cán cân thanh toán phù hợp với xu hướng diễn biến tình hình kinh tế thế giới và trong nước.

Theo đó, định kỳ vào tháng 9 hàng năm, Ngân hàng Nhà nước chủ trì, phối hợp với các Bộ quy định tại khoản 2 Điều 2 Nghị định 16/2014/NĐ-CP để lập dự báo các hạng mục chính của cán cân thanh toán năm tiếp theo, bao gồm dự báo của cả năm và dự báo của các quý trong năm, phục vụ công tác điều hành chính sách tiền tệ và các chính sách kinh tế vĩ mô khác.

Ngân hàng Nhà nước thực hiện điều chỉnh số liệu cán cân thanh toán như thế nào?

Theo Điều 10 Nghị định 16/2014/NĐ-CP quy định Ngân hàng Nhà nước thực hiện điều chỉnh số liệu cán cân thanh toán như sau:

- Số liệu cán cân thanh toán quý trước được điều chỉnh trong các kỳ báo cáo quý tiếp theo.

- Số liệu cán cân thanh toán năm trước được điều chỉnh trong các kỳ báo cáo tiếp theo.

Tìm hiểu Pháp luật
Căn cứ pháp lý
Hỏi đáp mới nhất về Tìm hiểu Pháp luật
Hỏi đáp Pháp luật
Chương trình Xuân quê hương 2025 Hà Nội diễn ra khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Tiết Tiểu Hàn 2025 là ngày nào? Tiết Tiểu Hàn 2025 là ngày bao nhiêu âm?
Hỏi đáp Pháp luật
12/12 âm lịch 2024 là ngày mấy dương? 12 tháng 12 âm 2024 là thứ mấy?
Hỏi đáp Pháp luật
Ngày 8 tháng 1 là ngày gì? Ngày 8 tháng 1 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm?
Hỏi đáp Pháp luật
Mẫu Diễn văn khai mạc đêm giao lưu văn nghệ Mừng Đảng Mừng Xuân Ất Tỵ mới nhất năm 2025?
Hỏi đáp Pháp luật
Gen Beta là gì? Gen Beta từ năm nào? Gen Beta sinh năm nào được xem là người thành niên?
Hỏi đáp Pháp luật
New year s eve là gì? New year s eve 2025 là khi nào?
Hỏi đáp Pháp luật
Cách chuyển file PDF sang file Word bằng Google Drive?
Hỏi đáp Pháp luật
Year End Party là gì? Người lao động có được thưởng vào ngày Year End Party không?
Hỏi đáp Pháp luật
10 sự kiện Countdown Tết Dương lịch 2025 chúc mừng năm mới khắp cả nước?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tra cứu hỏi đáp về Tìm hiểu Pháp luật
Tạ Thị Thanh Thảo
846 lượt xem
Tra cứu hỏi đáp liên quan
Tìm hiểu Pháp luật

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tìm hiểu Pháp luật

CHỦ ĐỀ VĂN BẢN
Tổng hợp các văn bản nổi bật về Ngoại hối
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào