Người nộp thuế nộp hồ sơ hoàn thuế thông qua các hình thức nào? Hồ sơ hoàn thuế được phân loại như thế nào?
Người nộp thuế nộp hồ sơ hoàn thuế thông qua các hình thức nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 72 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về tiếp nhận và phản hồi thông tin hồ sơ hoàn thuế như sau:
Điều 72. Tiếp nhận và phản hồi thông tin hồ sơ hoàn thuế
[...]
2. Người nộp thuế nộp hồ sơ hoàn thuế thông qua các hình thức sau đây:
a) Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế;
b) Gửi hồ sơ qua đường bưu chính;
c) Gửi hồ sơ điện tử qua cổng giao dịch điện tử của cơ quan quản lý thuế.
3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hoàn thuế, cơ quan quản lý thuế thực hiện phân loại hồ sơ và thông báo cho người nộp thuế về việc chấp nhận hồ sơ và thời hạn giải quyết hồ sơ hoàn thuế hoặc thông báo bằng văn bản cho người nộp thuế trong trường hợp hồ sơ không đầy đủ.
4. Bộ trưởng Bộ Tài chính quy định chi tiết Điều này
Theo đó, người nộp thuế nộp hồ sơ hoàn thuế thông qua các hình thức sau đây:
- Nộp hồ sơ trực tiếp tại cơ quan quản lý thuế;
- Gửi hồ sơ qua đường bưu chính;
- Gửi hồ sơ điện tử qua cổng giao dịch điện tử của cơ quan quản lý thuế.
Người nộp thuế nộp hồ sơ hoàn thuế thông qua các hình thức nào? Hồ sơ hoàn thuế được phân loại như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ hoàn thuế được phân loại như thế nào?
Căn cứ theo Điều 73 Luật Quản lý thuế 2019, thì hồ sơ hoàn thuế được phân loại thành hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế và hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước.
Trong đó,
[1] Hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế bao gồm:
- Hồ sơ của người nộp thuế đề nghị hoàn thuế lần đầu của từng trường hợp hoàn thuế theo quy định của pháp luật về thuế.
Trường hợp người nộp thuế có hồ sơ hoàn thuế gửi cơ quan quản lý thuế lần đầu nhưng không thuộc diện được hoàn thuế theo quy định thì lần đề nghị hoàn thuế kế tiếp vẫn xác định là đề nghị hoàn thuế lần đầu;
- Hồ sơ của người nộp thuế đề nghị hoàn thuế trong thời hạn 02 năm kể từ thời điểm bị xử lý về hành vi trốn thuế;
- Hồ sơ của tổ chức giải thể, phá sản, chấm dứt hoạt động, bán, giao và chuyển giao doanh nghiệp nhà nước;
- Hồ sơ hoàn thuế thuộc loại rủi ro về thuế cao theo phân loại quản lý rủi ro trong quản lý thuế;
- Hồ sơ hoàn thuế thuộc trường hợp hoàn thuế trước nhưng hết thời hạn theo thông báo bằng văn bản của cơ quan quản lý thuế mà người nộp thuế không giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế hoặc có giải trình, bổ sung hồ sơ hoàn thuế nhưng không chứng minh được số tiền thuế đã khai là đúng;
- Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu không thực hiện thanh toán qua ngân hàng thương mại, tổ chức tín dụng khác theo quy định của pháp luật;
- Hồ sơ hoàn thuế đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra trước hoàn thuế theo quy định của Chính phủ.
[2] Hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước là hồ sơ của người nộp thuế không thuộc trường hợp [1]
Địa điểm kiểm tra hồ sơ hoàn thuế là ở đâu?
Căn cứ theo Điều 74 Luật Quản lý thuế 2019 quy định về địa điểm kiểm tra hồ sơ hoàn thuế như sau:
Điều 74. Địa điểm kiểm tra hồ sơ hoàn thuế
1. Hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước được thực hiện kiểm tra tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế.
2. Hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế được thực hiện kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế hoặc trụ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Theo đó, địa điểm kiểm tra hồ sơ hoàn thuế là:
- Hồ sơ thuộc diện hoàn thuế trước được thực hiện kiểm tra tại trụ sở của cơ quan quản lý thuế.
- Hồ sơ thuộc diện kiểm tra trước hoàn thuế được thực hiện kiểm tra tại trụ sở của người nộp thuế hoặc trụ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Năm 2024, kỷ niệm bao nhiêu năm Ngày hội đại đoàn kết toàn dân tộc (18/11/1930 - 18/11/2024)?
- 12 dịch vụ tại cảng biển thuộc diện kê khai giá từ ngày 15/01/2025?
- Mẫu đơn giải trình Đảng viên sinh con thứ 3 mới nhất năm 2024?
- Tỉnh Bắc Kạn có bao nhiêu huyện và thành phố? Tỉnh Bắc Kạn giáp tỉnh nào?
- Lập xuân 2025 vào ngày nào? Ngày Lập xuân bắt đầu và kết thúc vào ngày nào?