Tỷ lệ thu hồi vốn Nhà nước hỗ trợ cho hộ dân khi kết thúc dự án phát triển sản xuất cộng đồng trong dự án chăn nuôi 'đại gia súc' trên địa bàn tỉnh Hà Giang là bao nhiêu %
- Tỷ lệ thu hồi vốn Nhà nước hỗ trợ cho hộ dân khi kết thúc dự án phát triển sản xuất cộng đồng trong dự án chăn nuôi "đại gia súc" trên địa bàn tỉnh Hà Giang là bao nhiêu %?
- Tăng cường lãnh đạo thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2021 – 2025?
- Tỉnh Hà Giang có bao nhiêu huyện nghèo giai đoạn 2021 - 2025?
Tỷ lệ thu hồi vốn Nhà nước hỗ trợ cho hộ dân khi kết thúc dự án phát triển sản xuất cộng đồng trong dự án chăn nuôi "đại gia súc" trên địa bàn tỉnh Hà Giang là bao nhiêu %?
Căn cứ tại điểm b khoản 2 Điều 3 Quyết định 18/2022/QĐ-UBND tỉnh Hà Giang quy định về tỷ lệ thu hồi theo số vốn được ngân sách nhà nước như sau:
Điều 3. Hình thức, tỷ lệ và thời gian thu hồi kinh phí quay vòng:
1. Hình thức thu hồi để quay vòng: Bằng tiền.
2. Tỷ lệ thu hồi theo số vốn được ngân sách nhà nước hỗ trợ để thực hiện dự án (không bao gồm dự án mô hình giảm nghèo).
a) Đối với dự án trồng trọt:
- Cây ngắn ngày (chu kỳ sản xuất dưới 01 năm): Tỷ lệ thu hồi 20%/dự án.
- Đối với các loại cây trồng còn lại: Tỷ lệ thu hồi 25%/dự án.
b) Đối với dự án chăn nuôi:
- Gia súc, gia cầm: Tỷ lệ thu hồi 30%/dự án
- Đại gia súc: Tỷ lệ thu hồi 35%/dự án
c) Dự án thủy sản: Tỷ lệ thu hồi 30%/dự án
d) Dự án lâm nghiệp (trồng rừng sản xuất): Tỷ lệ thu hồi 30%/dự án.
[...]
Như vậy, tỷ lệ thu hồi vốn Nhà nước hỗ trợ cho hộ dân khi kết thúc dự án phát triển sản xuất cộng đồng trong dự án chăn nuôi "đại gia súc" trên địa bàn tỉnh Hà Giang là 35 %/dự án.
Tỷ lệ thu hồi vốn Nhà nước hỗ trợ cho hộ dân khi kết thúc dự án phát triển sản xuất cộng đồng trong dự án chăn nuôi "đại gia súc" trên địa bàn tỉnh Hà Giang là bao nhiêu %? (Hình từ Internet)
Tăng cường lãnh đạo thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2021 – 2025?
Ngày 27/4/2022, Tỉnh Ủy Hà Giang đã ban hành Nghị quyết 26-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường lãnh đạo thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2021 – 2025.
Toàn văn Nghị quyết 26-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường lãnh đạo thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2021 – 2025: Tải về
Với quan điểm chỉ đạo như sau:
- Giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước, là nhiệm vụ chính trị thường xuyên, quan trọng, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Tranh thủ nguồn lực của nhà nước kết hợp huy động nguồn lực của xã hội để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng địa phương;
Chú trọng nâng cao ý thức người dân trong thực hiện các chương trình, đề án giảm nghèo;
Động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo phát huy nội lực, ý chí tự lực, tự cường, vai trò chủ thể, chủ động vươn lên thoát nghèo bền vững. Lấy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân làm mục tiêu của giảm nghèo bền vững.
- Công tác giảm nghèo bền vững đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy, sự chỉ đạo sát sao, cụ thể và đồng bộ của chính quyền, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, sự phối hợp tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội; đồng thời đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch.
- Việc thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững là nội dung quan trọng trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; triển khai đồng bộ, hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bảo dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.
Gắn giảm nghèo bền vững với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, văn hóa, giáo dục, y tế...; thực hiện hiệu quả 03 đột phá của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII: Xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông; Phát triển du lịch, nông nghiệp đặc trưng hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi giá trị; tạo sinh kế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Tập trung huy động các nguồn lực, ưu tiên đầu tư, hỗ trợ cho 8 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao để nâng cao thu nhập và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.
Tỉnh Hà Giang có bao nhiêu huyện nghèo giai đoạn 2021 - 2025?
Ngày 15/03/2022, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định 353/QĐ-TTg năm 2022 về phê duyệt danh sách huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo giai đoạn 2021 - 2025.
Cụ thể, căn cứ theo Phụ lục 1 ban hành kèm theo Quyết định 353/QĐ-TTg năm 2022, có tất cả 74 huyện nghèo giai đoạn 2021 - 2025.
Trong đó, tỉnh Hà Giang có 07 huyện nghèo giai đoạn 2021 - 2025, bao gồm:
- Huyện Mèo Vạc, tỉnh Hà Giang.
- Huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.
- Huyện Yên Minh, tỉnh Hà Giang.
- Huyện Quản Bạ, tỉnh Hà Giang.
- Huyện Xín Mần, tỉnh Hà Giang.
- Huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang.
- Huyện Bắc Mê, tỉnh Hà Giang.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Chương trình giảm nghèo bền vững có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Địa điểm bán pháo hoa Bộ Quốc phòng (pháo hoa Z121) tại TP Đà Nẵng?
- Bộ Đề thi GDCD lớp 7 cuối học kì 1 có đáp án năm 2024-2025?
- Lịch bắn pháo hoa Tết Âm lịch 2025 tỉnh Long An?
- Link Bình chọn WeChoice Awards 2024 https wechoice vn? Hạn WeChoice Awards 2024 Vote đến ngày mấy?
- Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước là gì?