Nghị quyết 26-NQ/TU, ngày 27/4/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường lãnh đạo thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2021 – 2025?
- Nghị quyết 26-NQ/TU, ngày 27/4/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường lãnh đạo thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2021 – 2025?
- Nghị quyết 26-NQ/TU năm 2022 tỉnh Hà Giang có các mục tiêu cụ thể thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021-2025 như thế nào?
- Nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 là bao nhiêu?
Nghị quyết 26-NQ/TU, ngày 27/4/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường lãnh đạo thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2021 – 2025?
Ngày 27/4/2022, Tỉnh Ủy Hà Giang đã ban hành Nghị quyết 26-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường lãnh đạo thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2021 – 2025.
Toàn văn Nghị quyết 26-NQ/TU của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường lãnh đạo thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2021 – 2025:
Với quan điểm chỉ đạo như sau:
- Giảm nghèo bền vững là chủ trương lớn, nhất quán của Đảng, Nhà nước, là nhiệm vụ chính trị thường xuyên, quan trọng, lâu dài của cả hệ thống chính trị và toàn xã hội, góp phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội. Tranh thủ nguồn lực của nhà nước kết hợp huy động nguồn lực của xã hội để khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế của từng địa phương;
Chú trọng nâng cao ý thức người dân trong thực hiện các chương trình, đề án giảm nghèo;
Động viên, tạo điều kiện thuận lợi cho hộ nghèo, hộ cận nghèo phát huy nội lực, ý chí tự lực, tự cường, vai trò chủ thể, chủ động vươn lên thoát nghèo bền vững. Lấy phát triển sản xuất, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân làm mục tiêu của giảm nghèo bền vững.
- Công tác giảm nghèo bền vững đặt dưới sự lãnh đạo trực tiếp của cấp ủy, sự chỉ đạo sát sao, cụ thể và đồng bộ của chính quyền, sự vào cuộc của các cấp, các ngành, sự phối hợp tích cực của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị xã hội; đồng thời đảm bảo nguyên tắc dân chủ, công khai, minh bạch.
- Việc thực hiện các chính sách giảm nghèo bền vững là nội dung quan trọng trong các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh; triển khai đồng bộ, hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025, Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bảo dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025.
Gắn giảm nghèo bền vững với bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc, công tác dân số, kế hoạch hóa gia đình, văn hóa, giáo dục, y tế...; thực hiện hiệu quả 03 đột phá của Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Hà Giang lần thứ XVII: Xây dựng kết cấu hạ tầng giao thông; Phát triển du lịch, nông nghiệp đặc trưng hàng hóa chất lượng cao theo chuỗi giá trị; tạo sinh kế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
Tập trung huy động các nguồn lực, ưu tiên đầu tư, hỗ trợ cho 8 huyện có tỷ lệ hộ nghèo cao để nâng cao thu nhập và khả năng tiếp cận các dịch vụ xã hội cơ bản của hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo.
Nghị quyết 26-NQ/TU, ngày 27/4/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về tăng cường lãnh đạo thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững trên địa bàn tỉnh Hà Giang, giai đoạn 2021 – 2025? (Hình từ Internet)
Nghị quyết 26-NQ/TU năm 2022 tỉnh Hà Giang có các mục tiêu cụ thể thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021-2025 như thế nào?
Theo tiết 2.2 Tiểu mục 2 Mục 2 Nghị quyết 26-NQ/TU năm 2022 tỉnh Hà Giang Tải về quy định 08 mục tiêu cụ thể thực hiện Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Hà Giang giai đoạn 2021-2025 bao gồm:
- Tỷ lệ hộ nghèo trên địa bản tỉnh giảm bình quân 4%/năm trở lên; trong đó tỷ lệ hộ nghèo các huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn giảm 6%/năm trở lên; hạn chế thấp nhất tình trạng tái nghèo và phát sinh nghèo mới.
- Có 2 huyện nghèo và 29 xã thoát khỏi tình trạng nghèo, đặc biệt khó khăn.
- Phấn đấu thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo tăng 2 lần so với năm 2020 (năm 2020 thu nhập bình quân đầu người hộ nghèo 9,5 triệu đồng/năm).
- Phấn đấu hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo có ít nhất một thành viên trong độ tuổi lao động có việc làm bền vững; tỷ lệ người lao động thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ mới thoát nghèo và tỷ lệ người lao động thuộc vùng nghèo, vùng khó khăn qua đảo tạo đạt 60%, trong đó có bằng cấp và chứng chỉ đạt 20%.
- 100% người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo được hỗ trợ tham gia bảo hiểm y tế; giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi trẻ em dưới 16 tuổi tại các huyện nghèo, các xã đặc biệt khó khăn dưới 30%.
- Tỷ lệ trẻ em thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo đi học đúng độ tuổi đạt trên 90%.
- Phấn đấu trên 12.000 hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn các huyện nghèo được hỗ trợ nhà ở; 90% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh; ít nhất 60% hộ nghèo, hộ cận nghèo sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh; 90% hộ nghèo, hộ cận nghèo có nhu cầu được tiếp cận sử dụng các dịch vụ viễn thông, internet; 95% các hộ gia đình sinh sống địa bàn huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn được tiếp cận thông tin.
- 100% các huyện nghèo, xã thuộc huyện nghèo được hỗ trợ đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội liên kết vùng, phục vụ dân sinh, sản xuất, thương mại, lưu thông hàng hóa, kết nối thị trường và cung cấp các dịch vụ xã hội cơ bản; trong đỏ phấn đấu 100% đường ô tô liên xã được rải nhựa hoặc bê tông.
Nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 là bao nhiêu?
Căn cứ theo Tiểu mục 1 Mục 4 Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 ban hành kèm theo Quyết định 90/QĐ-TTg năm 2022 được sửa đổi bởi Điều 1 Quyết định 826/QĐ-TTg năm 2024 quy định như sau:
IV. KINH PHÍ THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH
1. Tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình giai đoạn 2021 - 2025 tối thiểu là 75.000 tỷ đồng, trong đó:
a) Vốn ngân sách trung ương: 48.000 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển: 20.000 tỷ đồng; vốn sự nghiệp: 28.000 tỷ đồng);
b) Vốn ngân sách địa phương: 12.690 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển: 2.700 tỷ đồng; vốn sự nghiệp: 9.990 tỷ đồng);
c) Huy động hợp pháp khác: 14.310 tỷ đồng.
2. Chính phủ có giải pháp huy động các nguồn lực hợp pháp khác để cùng với nguồn lực ngân sách nhà nước thực hiện Chương trình bảo đảm hiệu quả.
Theo đó, tổng nguồn vốn thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025 tối thiểu là 75.000 tỷ đồng.
- Vốn ngân sách trung ương: 48.000 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển: 20.000 tỷ đồng; vốn sự nghiệp: 28.000 tỷ đồng);
- Vốn ngân sách địa phương: 12.690 tỷ đồng (vốn đầu tư phát triển: 2.700 tỷ đồng; vốn sự nghiệp: 9.990 tỷ đồng);
- Huy động hợp pháp khác: 14.310 tỷ đồng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?