02 trường hợp tàu bay bị ép hạ cánh khi bay trong vùng trời Việt Nam từ 9/12/2024?
02 trường hợp tàu bay bị ép hạ cánh khi bay trong vùng trời Việt Nam từ 9/12/2024?
Ngày 24/10/2024, Chính phủ ban hành Nghị định 139/2024/NĐ-CP quy định thể thức bay chặn, bay kèm, bay ép tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay.
Theo đó, tại Điều 5 Nghị định 139/2024/NĐ-CP có quy định cụ thể như sau:
Điều 5. Tàu bay bị bay ép hạ cánh tại các cảng hàng không, sân bay
Tàu bay bị bay ép hạ cánh tại các cảng hàng không, sân bay nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
1. Tàu bay đang bay trong vùng trời việt Nam bị can thiệp bất hợp pháp.
2. Tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam bị bay chặn, bay kèm nhưng không chấp hành hành động của tàu bay Quân đội nhân dân Việt Nam đang thực hiện bay chặn, bay kèm.
Như vậy, từ 9/12/2024, tàu bay bị bay ép hạ cánh tại các cảng hàng không, sân bay nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
- Tàu bay đang bay trong vùng trời việt Nam bị can thiệp bất hợp pháp.
- Tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam bị bay chặn, bay kèm nhưng không chấp hành hành động của tàu bay Quân đội nhân dân Việt Nam đang thực hiện bay chặn, bay kèm.
02 trường hợp tàu bay bị ép hạ cánh khi bay trong vùng trời Việt Nam từ 9/12/2024? (Hình từ Internet)
Lực lượng nào có thẩm quyền xử lý tàu bay vi phạm vùng trời, bị bay ép hạ cánh?
Căn cứ Điều 13 Nghị định 139/2024/NĐ-CP quy định lực lượng xử lý tàu bay vi phạm vùng trời, bị bay ép hạ cánh như sau:
Điều 13. Lực lượng xử lý tàu bay vi phạm vùng trời, bị bay ép hạ cánh
1. Lực lượng thuộc Bộ Quốc phòng.
2. Lực lượng phối hợp, hiệp đồng thuộc Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan.
3. Lực lượng thuộc Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Theo đó, lực lượng xử lý tàu bay vi phạm vùng trời, bị bay ép hạ cánh gồm:
- Lực lượng thuộc Bộ Quốc phòng.
- Lực lượng phối hợp, hiệp đồng thuộc Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an và các bộ, ngành liên quan.
- Lực lượng thuộc Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
Nguyên tắc phối hợp, hiệp đồng giữa các lực lượng tham gia xử lý tàu bay vi phạm vùng trời bị bay ép hạ cánh là gì?
Tại khoản 1 Điều 14 Nghị định 139/2024/NĐ-CP quy định về phối hợp, hiệp đồng giữa các lực lượng tham gia xử lý tàu bay vi phạm vùng trời bị bay chặn, bay kèm, bay ép hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay:
Điều 14. Phối hợp, hiệp đồng giữa các lực lượng tham gia xử lý tàu bay vi phạm vùng trời bị bay chặn, bay kèm, bay ép hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay
1. Nguyên tắc phối hợp, hiệp đồng
a) Tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
b) Phù hợp với chính sách, đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
c) Chủ động, tích cực, có đối sách phù hợp với từng vụ vi phạm;
d) Thực hiện đúng theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
đ) Trao đổi thông tin giữa các lực lượng trong quá trình xử lý tàu bay vi phạm bảo đảm kịp thời, hiệu quả.
2. Nội dung phối hợp, hiệp đồng
a) Hiệp đồng chỉ huy, điều hành xử lý tàu bay vi phạm vùng trời bị bay chặn, bay kèm, bay ép hạ cánh do Quân chủng Phòng không - Không quân chủ trì hiệp đồng với cơ quan, đơn vị hàng không dân dụng trong điều hành tàu bay bay chặn, bay kèm, bay ép tàu bay vi phạm vùng trời Việt Nam;
b) Hiệp đồng xử lý tàu bay vi phạm sau khi hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay
Ban Chỉ đạo phòng, chống khủng bố tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có cảng hàng không, sân bay chủ trì, chỉ đạo các lực lượng liên quan phối hợp triển khai xử lý tàu bay vi phạm hạ cánh theo phương án, kế hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê chuẩn;
Cục Hàng không Việt Nam chủ trì, hiệp đồng phối hợp với lực lượng quân đội, công an, chính quyền địa phương và các cơ quan quản lý nhà nước, các doanh nghiệp hoạt động tại cảng hàng không tham gia xử lý tàu bay vi phạm hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay;
Đơn vị không quân đóng quân tại sân bay quân sự được chỉ định bay chặn, bay kèm, bay ép tàu bay vi phạm hạ cánh phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ với lực lượng công an, chính quyền địa phương và các cơ quan, đơn vị chức năng có liên quan xử lý khi tàu bay vi phạm hạ cánh.
Như vậy, nguyên tắc phối hợp, hiệp đồng giữa các lực lượng tham gia xử lý tàu bay vi phạm vùng trời bị bay ép hạ cánh tại cảng hàng không, sân bay như sau:
- Tuân thủ quy định pháp luật Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
- Phù hợp với chính sách, đường lối đối ngoại của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
- Chủ động, tích cực, có đối sách phù hợp với từng vụ vi phạm;
- Thực hiện đúng theo chức năng, nhiệm vụ được giao;
- Trao đổi thông tin giữa các lực lượng trong quá trình xử lý tàu bay vi phạm bảo đảm kịp thời, hiệu quả.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tăng lương hưu 2025 cho những người nghỉ hưu theo Nghị định 75 đúng không?
- Lịch nghỉ Tết Âm lịch 2025 của học sinh Long An?
- Xem lịch âm tháng 12 năm 2024: Đầy đủ, chi tiết, mới nhất?
- Các trường hợp nào không phải đăng ký chào bán chứng khoán ra công chúng?
- Xác định số ngày giường điều trị nội trú để thanh toán tiền giường bệnh như thế nào từ ngày 01/01/2025?