Kê khai tài sản, thu nhập là gì? Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thì có nghĩa vụ kê khai hằng năm hay không?
- Kê khai tài sản, thu nhập là gì?
- Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thì có nghĩa vụ kê khai hằng năm hay không?
- Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có nhất thiết phải là công chức hay viên chức nhà nước không?
- Tài sản và thu nhập phải kê khai trong phòng chống tham nhũng gồm những gì?
Kê khai tài sản, thu nhập là gì?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 130/2020/NĐ-CP quy định về giải thích kê khai tài sản, thu nhập như sau:
Điều 3. Giải thích từ ngữ
Trong Nghị định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Kiểm soát tài sản, thu nhập là hoạt động do Cơ quan kiểm soát tài sản, thu nhập thực hiện theo quy định của pháp luật để biết rõ về tài sản, thu nhập, biến động về tài sản, thu nhập, nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm của người có nghĩa vụ kê khai nhằm phòng ngừa tham nhũng, phục vụ công tác cán bộ, kịp thời phát hiện tham nhũng, ngăn chặn hành vi tẩu tán tài sản tham nhũng, thu hồi tài sản tham nhũng.
2. Kê khai tài sản, thu nhập là việc ghi rõ ràng, đầy đủ, chính xác các loại tài sản, thu nhập, biến động tài sản, thu nhập phải kê khai, nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm theo Mẫu bản kê khai tài sản, thu nhập ban hành kèm theo Nghị định này.
[...]
Như vậy, kê khai tài sản, thu nhập là việc ghi rõ ràng, đầy đủ, chính xác các loại tài sản, thu nhập, biến động tài sản, thu nhập phải kê khai, nguồn gốc của tài sản, thu nhập tăng thêm.
Kê khai tài sản, thu nhập là gì? Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thì có nghĩa vụ kê khai hằng năm hay không? (Hình từ Internet)
Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thì có nghĩa vụ kê khai hằng năm hay không?
Căn cứ theo Điều 10 Nghị định 130/2020/NĐ-CP quy định về người có nghĩa vụ kê khai hằng năm như sau:
Điều 10. Người có nghĩa vụ kê khai hằng năm
Người có nghĩa vụ kê khai theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 36 của Luật Phòng, chống tham nhũng bao gồm:
1. Các ngạch công chức và chức danh sau đây:
a) Chấp hành viên;
b) Điều tra viên;
c) Kế toán viên;
d) Kiểm lâm viên;
đ) Kiểm sát viên;
e) Kiểm soát viên ngân hàng;
g) Kiểm soát viên thị trường;
h) Kiểm toán viên;
i) Kiểm tra viên của Đảng;
k) Kiểm tra viên hải quan;
l) Kiểm tra viên thuế;
m) Thanh tra viên;
n) Thẩm phán.
2. Những người giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý từ Phó trưởng phòng và tương đương trở lên công tác trong một số lĩnh vực được xác định trong danh mục tại Phụ lục III được ban hành kèm theo Nghị định này.
3. Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
Như vậy, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp thuộc một trong trường hợp người có nghĩa vụ kê khai hằng năm.
Lưu ý: Việc kê khai phải hoàn thành trước ngày 31 tháng 12 hàng năm.
Người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp có nhất thiết phải là công chức hay viên chức nhà nước không?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 7 Nghị định 159/2020/NĐ-CP quy định kiêm nhiệm đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước như sau:
Điều 7. Kiêm nhiệm đối với người quản lý doanh nghiệp nhà nước, Kiểm soát viên và người đại diện phần vốn nhà nước
[...]
3. Việc kiêm nhiệm các chức danh, chức vụ khác của người đại diện phần vốn nhà nước được quy định như sau:
a) Người đại diện phần vốn nhà nước chuyên trách chỉ được tham gia đại diện phần vốn nhà nước tại 01 doanh nghiệp;
b) Người đại diện phần vốn nhà nước không chuyên trách có thể tham gia đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác cùng cơ quan đại diện chủ sở hữu, nhưng không quá 03;
c) Người đại diện phần vốn nhà nước không được kiêm nhiệm đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp khác cơ quan đại diện chủ sở hữu;
d) Người đại diện phần vốn nhà nước không là cán bộ, công chức, viên chức.
Như vậy, người đại diện phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp không là công chức hay viên chức nhà nước trong trường hợp kiêm nhiệm các chức danh, chức vụ khác.
Tài sản và thu nhập phải kê khai trong phòng chống tham nhũng gồm những gì?
Căn cứ theo Điều 35 Luật Phòng, chống tham nhũng 2018 quy định về tài sản, thu nhập phải kê khai bao gồm:
Điều 35. Tài sản, thu nhập phải kê khai
1. Tài sản, thu nhập phải kê khai bao gồm:
a) Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng;
b) Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên;
c) Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;
d) Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.
2. Chính phủ quy định mẫu bản kê khai và việc thực hiện kê khai tài sản, thu nhập quy định tại Điều này.
Như vậy, những tài sản và thu nhập phải kê khai trong phòng chống tham nhũng gồm có:
- Quyền sử dụng đất, nhà ở, công trình xây dựng và tài sản khác gắn liền với đất, nhà ở, công trình xây dựng;
- Kim khí quý, đá quý, tiền, giấy tờ có giá và động sản khác mà mỗi tài sản có giá trị từ 50.000.000 đồng trở lên;
- Tài sản, tài khoản ở nước ngoài;
- Tổng thu nhập giữa 02 lần kê khai.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về Kê khai tài sản có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải toàn bộ Phụ lục Thông tư 91/2024 chế độ báo cáo thống kê ngành Tài chính từ 1/3/2025?
- 14/2 là valentine trắng hay đen? 14 tháng 2 là ngày của con trai hay con gái?
- Xe máy điện không gương 2025 có bị phạt không? Phạt bao nhiêu tiền?
- Từ ngày 01/7/2025, chi phí thù lao cho bào chữa viên nhân dân là bao nhiêu?
- 26 tháng 1 âm lịch là ngày mấy dương 2025? Thắp hương không đúng nơi quy định vào dịp lễ hội 26 tháng 1 âm bị xử phạt bao nhiêu tiền?