Thỏa thuận cấp tín dụng để hoàn trả thư tín dụng phải có các nội dung chính gì?
- Thỏa thuận cấp tín dụng để hoàn trả thư tín dụng phải có các nội dung chính gì?
- Thực hiện nghĩa vụ hoàn trả thư tín dụng theo hình thức thỏa thuận với khách hàng thanh toán bằng nguồn tiền của ngân hàng như thế nào?
- Điều kiện để ngân hàng xem xét, quyết định hoàn trả thư tín dụng theo đề nghị của khách hàng là gì?
Thỏa thuận cấp tín dụng để hoàn trả thư tín dụng phải có các nội dung chính gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 42 Thông tư 21/2024/TT-NHNN quy định về thỏa thuận cấp tín dụng trong nghiệp vụ hoàn trả thư tín dụng như sau:
Điều 42. Thỏa thuận cấp tín dụng trong nghiệp vụ hoàn trả thư tín dụng
1. Thỏa thuận cấp tín dụng để hoàn trả thư tín dụng phải có các nội dung chính sau:
a) Thông tin về các bên có liên quan bao gồm ngân hàng phát hành, ngân hàng hoàn trả, bên đề nghị, bên thụ hưởng và các bên liên quan khác (nếu có);
b) Thông tin về thư tín dụng, biện pháp đảm bảo (nếu có), các thông tin khác theo yêu cầu của ngân hàng hoàn trả;
c) Loại tiền, số tiền đề nghị hoàn trả thư tín dụng;
d) Thời hạn cấp tín dụng khi hoàn trả thư tín dụng;
đ) Phí hoàn trả thư tín dụng, lãi, lãi phạt (nếu có).
2. Các bên có thể lập thỏa thuận hoàn trả thư tín dụng cụ thể đối với từng giao dịch hoặc thỏa thuận khung áp dụng chung đối với tất cả các giao dịch hoàn trả thư tín dụng, đính kèm thỏa thuận cụ thể.
Như vậy, thỏa thuận cấp tín dụng để hoàn trả thư tín dụng phải có các nội dung chính như sau:
- Thông tin về các bên có liên quan bao gồm ngân hàng phát hành, ngân hàng hoàn trả, bên đề nghị, bên thụ hưởng và các bên liên quan khác (nếu có);
- Thông tin về thư tín dụng, biện pháp đảm bảo (nếu có), các thông tin khác theo yêu cầu của ngân hàng hoàn trả;
- Loại tiền, số tiền đề nghị hoàn trả thư tín dụng;
- Thời hạn cấp tín dụng khi hoàn trả thư tín dụng;
- Phí hoàn trả thư tín dụng, lãi, lãi phạt (nếu có).
Thỏa thuận cấp tín dụng để hoàn trả thư tín dụng phải có các nội dung chính gì? (Hình từ Internet)
Thực hiện nghĩa vụ hoàn trả thư tín dụng theo hình thức thỏa thuận với khách hàng thanh toán bằng nguồn tiền của ngân hàng như thế nào?
Căn cứ tại khoản 3 Điều 43 Thông tư 21/2024/TT-NHNN quy định về trường hợp hoàn trả thư tín dụng theo hình thức thỏa thuận với khách hàng thanh toán bằng nguồn tiền của ngân hàng hoàn trả như sau:
- Khi ngân hàng hoàn trả thực hiện thanh toán cho bên thụ hưởng theo đề nghị của khách hàng, ngân hàng hoàn trả phải hạch toán ghi nợ đối với khách hàng số tiền ngân hàng hoàn trả đã thanh toán cho bên thụ hưởng theo cam kết tại thư tín dụng;
- Đến ngày đến hạn thanh toán thư tín dụng, khách hàng có nghĩa vụ hoàn trả đầy đủ số tiền nhận nợ và lãi, phí cho ngân hàng hoàn trả theo quy định tại Điều 12 Thông tư 21/2024/TT-NHNN và Điều 13 Thông tư 21/2024/TT-NHNN;
- Trường hợp khách hàng không hoàn trả đầy đủ số tiền nhận nợ cho ngân hàng hoàn trả khi đến ngày đến hạn thanh toán thư tín dụng, ngân hàng hoàn trả chuyển nợ quá hạn đối với số dư nợ gốc mà khách hàng không trả được nợ đúng hạn.
Ngân hàng hoàn trả phải thông báo cho khách hàng về việc chuyển nợ quá hạn. Nội dung thông báo tối thiểu bao gồm số dư nợ gốc bị quá hạn, thời điểm chuyển nợ quá hạn và lãi suất áp dụng đối với dư nợ gốc bị quá hạn theo quy định tại Điều 12 Thông tư 21/2024/TT-NHNN.
Điều kiện để ngân hàng xem xét, quyết định hoàn trả thư tín dụng theo đề nghị của khách hàng là gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 40 Thông tư 21/2024/TT-NHNN quy định về điều kiện đối với khách hàng như sau:
Điều 40. Điều kiện đối với khách hàng
1. Ngân hàng xem xét, quyết định hoàn trả thư tín dụng theo đề nghị của khách hàng khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:
a) Thư tín dụng do khách hàng phát hành để phục vụ hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ hợp pháp;
b) Có phương án sử dụng vốn khả thi;
c) Có khả năng tài chính để trả nợ.
[....]
Như vậy, ngân hàng xem xét, quyết định hoàn trả thư tín dụng theo đề nghị của khách hàng khi khách hàng có đủ các điều kiện sau đây:
- Thư tín dụng do khách hàng phát hành để phục vụ hoạt động mua bán hàng hóa, dịch vụ hợp pháp;
- Có phương án sử dụng vốn khả thi;
- Có khả năng tài chính để trả nợ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bưu điện Thành phố Hồ Chí Minh ở đâu? Nguyên tắc lập quy hoạch TP Hồ Chí Minh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 là gì?
- 24 tiết khí của 4 mùa trong năm 2025? Làm việc vào ngày lễ, tết 2025 được trả lương thế nào?
- 12/11 âm lịch 2024 là ngày bao nhiêu dương? 12 tháng 11 âm 2024 là thứ mấy?
- Mẫu thư gửi chú bộ đội ở đảo xa nhân ngày 22/12 năm 2024?
- Các yếu tố cấu thành tội môi giới mại dâm theo pháp luật Hình sự?